Những ai có quyền thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp?

Danh mục: Doanh Nghiệp

Hiện nay, có khá nhiều bạn có ý định thành lập công ty riêng để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên liệu bạn đãm tìm hiểu xem mình có thuộc đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp không? Những ai có quyền thành lập doanh nghiệp? Chúng ta hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau.

I. Những đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp

Trích từ Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020những đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp bao gồm mọi “tổ chức, cá nhân” được công nhận “có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp” trên lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Ngoài ra, đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp còn phải đảm bảo các điều kiện sau:

Trường hợp đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là cá nhân thì cá nhân đó phải có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập. Nếu đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân, vì rằng, tổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó. Điều này là phù hợp và logic khi luật pháp của nước ta quy định “có tài sản độc lập” là điều kiện bắt buộc của một pháp nhân.

những ai có quyền thành lập doanh nghiệp

Các cán bộ, công chức, viên chức được công nhận sẽ không được thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài ai có quyền thành lập doanh nghiệp thì chúng ta cũng có những trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 sẽ không có quyền thành lập doanh nghiệp:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

II. Một số trường hợp hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp

ai được thành lập doanh nghiệp

Có một số trường hợp quyền thành lập doanh nghiệp còn bị hạn chế theo quy định.

Ngoài ra, có một số trường hợp quyền thành lập doanh nghiệp của cá nhân, tổ chức còn bị hạn chế theo quy định. Cụ thể như:

  • Tại khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh”.
  • Tại Khoản 1 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020: “Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

Căn cứ vào các quy định ở trên, nếu các cá nhân, tổ chức khác không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân tại khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì các tổ chức, cá nhân khác đều có quyền thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp theo mong muốn.

Xem thêm: 

III. Điều kiện thành lập doanh nghiệp

1. Điều kiện về kinh tế

Theo Khoản 34, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên, sau 90 ngày kể từ thời điểm cam kết góp vốn khi không đủ số vốn thực góp doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ.

  • Vốn pháp định
những ai có quyền thành lập doanh nghiệp

Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập công ty.

Vốn pháp định là một khoản vốn bắt buộc phải đáp ứng để có thể tiến hành kinh doanh một hoặc một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu như công ty đăng ký những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện của ngành nghề đó như: cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định,…Như vậy đối với từng ngành nghề lại có những điều kiện về vốn khác nhau, yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng.

2. Điều kiện về pháp lý

ai có quyền thành lập doanh nghiệp

Công ty muốn thành lập phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hồ sơ pháp lý.

Về điều kiện pháp lý công ty cần phải cao đầy đủ những giấy tờ, hồ sơ như sau:

  • Giấy tờ chứng thực của thành viên/cổ đông , người đại diện theo pháp luật.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định (đối với doanh nghiệp có ngành nghề yêu cầu về điều kiện vốn pháp định)
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề có yêu cầu).

IV. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

những ai có quyền thành lập doanh nghiệp

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ mọi giấy tờ cần thiết một cách chi tiết, rõ ràng.

Sau khi biết được những ai có quyền thành lập doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ mọi giấy tờ cần thiết một cách chi tiết, rõ ràng để đảm bảo quá trình xét duyệt hồ sơ được diễn ra thuận lợi. Cụ thể, các hồ yêu cầu bắt buộc bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập và nhà đầu tư nước ngoài.
  4. Bản sao các giấy tờ, bao gồm:
  • CMND/CCCD, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng minh, chứng thực cá nhân hợp pháp của các cổ đông sáng lập hoặc cá nhân nhà đầu tư nước ngoài.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, văn bản ủy quyền hoặc các tài liệu tương đương.
  • CMND/CCCD, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng minh, chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền của các cổ đông sáng lập hoặc tổ chức nhà đầu tư nước ngoài.
  • Nếu cổ đông là tổ chức nước ngoài, thì cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu có liên quan.
  • Nếu nhà đầu tư là người nước ngoài thì cần phải có thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.

V. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

ai có quyền thành lập doanh nghiệp

Bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký  thành lập công ty khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ.

Khi biết được ai được thành lập doanh nghiệp thì bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty theo quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Tùy thuộc vào 5 loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký mới, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau đây là các thông tin doanh nghiệp cần xác định trong quá trình chuẩn bị hồ sơ:

a. Xác định loại hình doanh nghiệp

Người đăng ký thành lập doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm của từng loại hình, từ đó lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng. Hiện có 4 loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn ( một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên).
  • Doanh nghiệp tư nhân.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.

b. Đặt tên doanh nghiệp & địa chỉ trụ sở giao dịch

Chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn đặt tên công ty và địa chỉ đặt trụ sở giao dịch sau khi đã chọn được loại hình công ty. Lưu ý là tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã được đăng ký.

c. Đăng ký vốn điều lệ

Hiện nay vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định sẽ là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.

d. Lựa chọn chức danh người đại diện công ty

Chức vụ giám đốc hoặc tổng giám đốc, là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp là bắt buộc. Do đó, trong điều lệ công ty cần phải quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật này.

e. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm (theo điều 7 Luật doanh nghiệp 2020). Bạn hãy xác định ngay từ đầu những lĩnh vực, ngành nghề mà công ty sẽ kinh doanh ở hiện tại và tương lai.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập

ai được thành lập doanh nghiệp

Bạn cần nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các cách:

  • Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Qua dịch vụ bưu chính.
  • Qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và cấp đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

VI. Một số câu hỏi thường gặp

Bao lâu thì nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Sau thời gian là 3 ngày làm việc, bạn sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhưng vì giấy được trả theo đường bưu điện nên thường khách hàng sẽ nhận chậm hơn một chút do mất thời gian trong quá trình chuyển phát.

Viên chức, Cán bộ có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 thì các bộ, công chức và viên chức không được thành lập hay tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần, hợp tác xã, trừ những trường hợp luật này có quy định khác.

Viên chức, Cán bộ có được góp vốn thành lập doanh nghiệp không?

Viên chức, Cán bộ không được quyền thành lập doanh nghiệp nhưng có thể góp vốn vào doanh nghiệp và không tham gia vào việc quản lý, điều hành công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp mà pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Đăng ký Thành lập doanh nghiệp ở đâu?

Để quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng và thành công, bạn có thể liên hệ với Thuế Quang Huy. Tại đây bạn được tư vấn miễn phí 24/7, giải đáp 100% các thắc mắc một cách đầy đủ thông tin chi tiết nhất.

Thuế Quang Huy chuyên dịch vụ thành lập doanh nghiệp và kế toán thuế đảm bảo giúp bạn hoàn thiện các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ suốt quá trình hoạt động với mức chi phí cạnh tranh, hợp lý nhất thị trường hiện nay.

Như vậy có thể thấy, đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là tất cả những người không thuộc đối tượng bị cấm và hạn chế theo quy định. Hy vọng với những thông tin đến từ Thuế Quang Huy bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản khi muốn mở công ty riêng. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn cho từng trường hợp, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.

Đánh giá bài viết
avatar

Lưu Văn Tuấn

Ông Lưu Văn Tuấn là CEO của Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán Thuế và Cung ứng lao động Quang Huy. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế, ông Tuấn là một chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp các giải pháp tốt nhất về kế toán - thuế, tài chính.

Hãy gọi

0917371518

Thuế Quang Huy - Luôn đồng hành cùng bạn

Nhận tư vấn ngay bây giờ

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận