- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 hiện hành cho tới nay bao gồm 5 loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Sau đây là tổng hợp những thông tin cụ thể về từng loại hình doanh nghiệp, giúp bạn lựa chọn nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
“Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký thành lập theo đúng quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. (Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).
Doanh nghiệp là gì và có các loại hình doanh nghiệp nào?
Doanh nghiệp cũng sẽ có các đặc điểm cơ bản sau:
Hiện nay, ở Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh. Cụ thể chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lần lượt đặc điểm cùng các ưu-nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp ngay dưới đây.
Xem thêm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (trích khoản 7 điều 4 chương III Luật Doanh nghiệp 2020).
Điểm đặc biệt của hình thức này là các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào. Tất nhiên công ty TNHH cũng như loại hình công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân ngay từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) là loại hình doanh nghiệp phổ biến.
Là doanh nghiệp được sở hữu bởi chỉ một cá nhân hoặc một tổ chức và chỉ có một chủ sở hữu đó làm người đại diện pháp luật cũng như chịu trách nhiệm hữu hạn trọng phạm vi số vốn đã đóng góp vào. (trích khoản 1 Điều 74 theo Luật Doanh nghiệp 2020)
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Căn cứ theo khoản 1 điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020, Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, ở đây công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể được góp vốn điều lệ từ 2 thành viên trở lên và tối đa là 50 thành viên. Trong đó các thành viên có thể là một cá nhân nào đó hoặc một đơn vị/tổ chức. Các thành viên cùng chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Phần vốn của thành viên có thể được chuyển nhượng dưới các hình thức: yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, chuyển nhượng… theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Khái niệm công ty cổ phần đã được quy định rõ ở Điều 111 chương V Luật doanh nghiệp 2020. Theo đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần (gọi là cổ phần) được chia thành nhiều phần bằng nhau và được góp theo hình thức cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Công ty cổ phần.
Số lượng tối thiểu là 03 cổ đông và không có giới hạn số lượng cổ đông tham gia vào công ty. Các cổ đông đều phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Trích Điều 177 Chương VI Luật Doanh nghiệp 2020 về loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh như sau:
1, Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
2,a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
3, Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4, Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Đối với những ai có nhu cầu kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp tư nhân là một trong những lựa chọn phổ biến nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Trích Điều 188 Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp tư nhân cũng do một cá nhân làm chủ sở hữu, một người chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Cá nhân đó sẽ là người góp vốn, người đại diện pháp luật và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và có bộ máy khá đơn giản.
Tùy theo nhu cầu khi thành lập công ty, chủ sở hữu có thể lựa chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp như kể trên. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các chủ sở hữu thường lựa chọn 3 loại hình công ty là: công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên nếu là các ngành nghề kinh doanh không có điều kiện đặc biệt.
Hiện tại chỉ có duy nhất công ty cổ phần là có quyền được phát hành cổ phiếu để huy động vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và được tham gia thị trường chứng khoán. Đây cũng là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này.
Các công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền phát hành trái phiếu với mục đích huy động vốn được quy định tại Điều 46 và Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020.
Trên đây là những nội dung chi tiết về các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam theo quy định hiện nay. Nếu còn vướng mắc cần hỗ trợ pháp lý hoặc tư vấn các thủ tục dịch vụ tư vấn doanh nghiệp, bạn vui lòng liên hệ với Thuế Quang Huy để được giải đáp.
Nhận tư vấn ngay bây giờ