- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Việc đặt tên công ty là điều bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp, đây không chỉ là bộ mặt đại diện mà còn là thành phần quan trọng trong quy trình hoạt động của công ty. Do đó việc đặt tên phù hợp và đúng luật luôn được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Vậy quy định cách đặt tên công ty cần tuân thủ những yếu tố nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng của hầu hết doanh nghiệp. Bởi vì chúng không chỉ có mặt trên các hồ sơ, giấy tờ pháp lý của họ mà còn là một phận đại diện cho thương hiệu, hình ảnh công ty để đối tác và khách hàng dễ dàng tìm kiếm.
Xem thêm:
Trên thực tế, tên công ty sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện rõ tầm nhìn, sứ mệnh của mình. Đây cũng là yếu tố quan trọng mà mọi công ty mong muốn. Thông thường, một cái tên hay, dễ nhớ có tác dụng rất lớn đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, qua đó các công việc như truyền thông hoặc đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu cũng sẽ dễ dàng thực hiện.
Tầm quan trọng của tên công ty.
Để có thể đặt được tên công ty chuẩn, ý nghĩa và hợp lệ, doanh nghiệp cần lưu ý quy định cách đặt tên công ty theo điều 38 của Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1, Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2, Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3, Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Lưu ý các quy định cách đặt tên công ty.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định cách đặt tên công ty trùng được hiểu là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Theo Khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, một số trường hợp dưới đây được coi là vi phạm về quy định cách đặt tên công ty gây nhầm lẫn:
Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1, Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2, Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
3, Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.
Không nên đặt tên công ty trùng lặp với tên của doanh nghiệp đăng ký trước đó.
Thực tế chúng ta có rất nhiều cách để tìm được một cái tên hay và ý nghĩa cho chính doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên theo quy định cách đặt tên công ty dưới đây, Thuế Quang Huy gợi ý đến bạn một vài mẹo đặt tên doanh nghiệp sao cho hay.
Làm thế nào để đặt tên công ty hay?
Căn cứ vào quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định cách đặt tên công ty phải được bao gồm 02 thành phần:
Loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
Trong đó:
Theo đó, tên doanh nghiệp phải được viết hoàn toàn bằng tiếng Việt. Đối với các trường hợp tên bằng tiếng nước ngoài, quy định cách đặt tên công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng. Đối với tên viết tắt có thể viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài. (Căn cứ theo điều 39 Luật doanh nghiệp 2020).
Ví dụ về cách đặt tên công ty theo đúng quy định pháp luật:
Quy định cách đặt tên công ty phải được bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Theo Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020 về tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp được quy định như sau:
Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Như vậy, đặt tên công ty bằng tiếng nước ngoài tức là tên được dịch từ tiếng Việt sang một trong các tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hay dịch nghĩa tương ứng sang tên nước ngoài.
Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định cách đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện như sau:
Điều 40. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Như vậy quy định cách đặt tên doanh nghiệp về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh được quy định như sau:
Ngoài ra, theo Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021, ngoài tên tiếng việt ra thì chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt. Trong đó:
Lưu ý là phần tên riêng của tên chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp không được dùng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Việc dùng tên riêng của người sáng lập làm tên công ty rất phổ biến với nhiều tổ chức kinh doanh hiện nay. Việc này hoàn toàn phù hợp về quy định cách đặt tên công ty theo luật pháp, bên cạnh đó góp phần tạo nên sự tin tưởng, lòng tin của khách hàng đối với công ty nếu người sáng lập hoặc chủ doanh nghiệp là người trực tiếp xúc trực tiếp với họ.
Tuy nhiên, cách đặt tên này có thể trùng lặp với tên riêng của nhiều doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó.
Đặt tên công ty theo tên của người sáng lập hoặc chủ doanh nghiệp.
Từ lâu, nhiều doanh nghiệp lựa chọn đặt tên công ty của mình theo địa danh. Cách làm này thường được bắt gặp tại các chủ thể kinh doanh về các sản phẩm, mặt hàng địa phương nhằm mục đích tiếp cận gần hơn đến khách hàng.
Tuy nhiên, cách đặt tên này sẽ bị giới hạn về phạm vi tên gọi vì nhiều doanh nghiệp cùng đăng ký tên công ty của mình theo địa danh.
Việc đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh đúng với quy định cách đặt tên công ty, bởi vì khi thành lập doanh nghiệp, chủ kinh doanh đều xác định được ngành nghề chủ lực cho chính công ty của mình. Đây không chỉ giúp họ tìm được cái tên phù hợp mà còn là cách xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững.
Ví dụ các tên gọi như: Công Ty TNHH Dịch Vụ Kế Toán Và Đại Lý Thuế Quang Huy, Công Ty TNHH Xây Dựng Văn Tường,…
Đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh.
Khi mà thị trường tên gọi hiện nay ngày càng bị thu hẹp bởi nhiều doanh nghiệp đã đăng ký trước đó, các chủ kinh doanh có thể đặt tên công ty của mình theo đặc điểm ngành nghề đang hoạt động. Ví dụ công ty bạn đang hoạt động về lĩnh vực quảng cáo online, truyền thông trên nền tảng số, có thể đặt tên là Công ty TNHH Quảng Cáo Trực Tuyến.
Để có thể lựa chọn tên gọi chuẩn và phù hợp, doanh nghiệp cần cân nhắc những điều cấm kỵ về quy định cách đặt tên công ty dưới đây:
Nhiều điều cấm kỵ khi đặt tên công ty.
Để tránh việc trùng tên, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp cần tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nguyên tắc giúp kiểm tra tên công ty hiệu quả:
Ví dụ: Nếu muốn dò tên của Công ty TNHH sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng Thành Đạt thì chỉ cần nhập tên riêng “ Sản xuất
Thương mại Dịch vụ Xây dựng Thành Đạt”.
Điều này là để hiển thị tất cả các tên sắp xếp theo các thứ tự khác nhau, sử dụng dấu “+” liên kết với phần cấu thành tên riêng và dùng dấu “” để giới hạn lại phạm vi tìm tên.
Ví dụ: Nếu nhập “Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng Thành Đạt” thì kết quả là 0. Có nghĩa là không có doanh nghiệp nào có tên chính xác là “Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng Thành Đạt”.
Kiểm tra tên công ty chính xác trước khi đặt.
Còn nếu nhập “Sản xuất+ thương mại+ dịch vụ+ Thành công” thì kết quả có thể là hơn 100. Trong số này là tập hợp những doanh nghiệp có tên chức các từ “sản”, “xuất”, “thương”, “mại”, “dịch”, “vụ”, “xây”, “dựng”, “Thành”, “Đạt”.
Kiểm tra tập hợp tên doanh nghiệp.
Để giới hạn trở nên chính xác hơn thì nên đặt phần tên riêng vào dấu “”. Kết quả sẽ được thu hẹp lại cụ thể hơn.
Nên kiểm tra giới hạn để có kết quả chính xác.
Trên đây là bài viết chi tiết về quy định cách đặt tên công ty đúng luật và hợp lệ. Hy vọng những nội dung trên sẽ giúp ích bạn đọc trong việc đặt tên doanh nghiệp đúng cách. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn tham khảo dịch vụ tại Thuế Quang Huy, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng!
Nhận tư vấn ngay bây giờ