- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Để thành lập doanh nghiệp thành công phải trải qua rất nhiều quy trình và chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ khác nhau. Chính vì vậy, nhiều người vẫn còn đặt ra những thắc mắc và câu hỏi về thành lập doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Thuế Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề thường gặp nhất trong quá trình đăng ký thành lập công ty.
Trả lời:
Theo kinh nghiệm thành lập công ty, kể từ khi nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh thì sẽ mất thời gian khoảng từ 3 ngày làm việc (không tính ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật) để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trả lời:
Chi phí thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Thuế Quang Huy là 980.000VNĐ, không phát sinh thêm phụ phí.
Xem thêm:
Trả lời:
Các thông tin cần cung cấp khi thành lập doanh nghiệp
Trả lời:
Xem thêm:
Trả lời:
Phải chuẩn bị bản sao công chứng không quá 6 tháng.
Trả lời:
Theo khoản 34 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ chính là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp sau khi công ty thành lập (đối với công ty TNHH, công ty hợp danh) hoặc là tổng số cổ phần đã bán, đã được đăng ký mua với công ty cổ phần
Luật doanh nghiệp hiện hành không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn điều lệ có thể xác định dựa trên một số căn cứ như khả năng tài chính, quy mô và ngành nghề kinh doanh, chi phí hoạt động thực tế (như tiền thuê mặt bằng, máy móc, thiết bị…) sau khi thành lập, các dự án của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, vốn điều lệ còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà công ty lựa chọn. Các ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định và vốn ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phải đáp ứng các quy định của pháp luật.
Quy định về vốn điều lệ tối thiểu
Trả lời:
Hiện nay, các doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp, mà có thể tự đăng ký và chịu trách nhiệm về số vốn góp đã kê khai.
Tuy nhiên, đối với những ngành nghề đăng ký kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định cụ thể thì vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định này. Những ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ thì cũng cần phải chứng minh khi thành lập. Điều này sẽ quyết định liệu doanh nghiệp có đủ điều kiện để được phép thành lập doanh nghiệp và hoạt động ngành nghề đó hay không.
Chứng minh việc góp vốn của các thành viên trong công ty là vô cùng cần thiết. Phải có giấy tờ chứng minh đã thực hiện việc góp vốn, và đây sẽ là căn cứ để phân chia các lợi nhuận sau này
Dưới đây là cách chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Các thành viên/cổ đông trong công ty sẽ phải giữ lấy các loại giấy tờ sau đây để chứng minh phần vốn góp của mình:
Trả lời:
Luật Doanh nghiệp hiện nay không có quy định về thời điểm tăng vốn. Do đó, doanh nghiệp có thể tăng vốn ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình hoạt động và không có giới hạn về số vốn tối đa.
Quy định về tăng vốn điều lệ
Trả lời:
Tùy vào nhu cầu của công ty mà có thể lựa chọn mở rộng các ngành nghề để tránh phát sinh thêm thủ tục bổ sung do chưa bao quát được các ngành nghề dự kiến kinh doanh khi thành lập.
Trả lời:
Luật doanh nghiệp hiện hành không giới hạn về số lượng ngành nghề tối đa, tuy nhiên doanh nghiệp nên giới hạn trong các lĩnh vực kinh doanh dự kiến để đăng ký cho phù hợp.
Nếu cần mở rộng lĩnh vực kinh doanh thì trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có thay đổi và phải thực hiện thủ tục thông báo với Sở kế hoạch và Đầu tư.
Doanh nghiệp có được đăng ký nhiều ngành nghề không?
Trả lời:
Doanh nghiệp chỉ được chọn duy nhất một mã ngành chính
Trả lời:
Theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện bảng ngành nghề kinh doanh mà bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Trả lời:
Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, đã loại bỏ thủ tục công bố mẫu con dấu.
Trả lời:
Theo Luật Nhà ở 2014, tại khoản 3 điều 3 có quy định chung cư sử dụng để ở thì không được phép đăng ký kinh doanh. Chung cư sử dụng với cả 2 mục đích là để ở và kinh doanh thì một số tầng có thể đăng ký kinh doanh được (nội dung cụ thể ở giấy phép xây dựng hoặc theo đăng ký đầu tư của tòa nhà)
Có nghĩa là, doanh nghiệp chỉ được đăng ký trụ sở công ty tại nhà mặt đất hoặc chung cư có chức năng kinh doanh.
Trả lời:
Tên công ty được đặt theo cú pháp: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng
Theo quy định Doanh nghiệp 2020 về việc đặt tên công ty:
Tên công ty phải đặt như thế nào?
Trả lời:
Các doanh nghiệp có thể tra cứu tên công ty dự kiến đăng ký tại website để tránh lựa chọn các tên đã trùng hoặc gây nhầm lẫn:
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
Trả lời:
Loại hình công ty TNHH 2 thành viên quy định số thành viên góp vốn tối thiểu là 2 và tối đa là 50. Trong khi đó, công ty cổ phần yêu cầu có từ 3 cổ đông sáng lập trở lên và không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn.
Việc lựa chọn loại hình cho phù hợp còn phụ thuộc vào quy mô và hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thương mại cơ bản thì thường sẽ lựa chọn loại hình công ty TNHH, còn lĩnh vực bất động sản hay xây dựng thì hình thức công ty cổ phần sẽ phù hợp hơn.
Trả lời:
Theo điều 12 tại Luật Doanh nghiệp 2020, không có quy định về việc một người chỉ có thể đại diện pháp luật cho duy nhất một công ty. Do đó, một cá nhân có thể đồng thời đại diện cùng lúc nhiều doanh nghiệp, trừ trường hợp cá nhân đó đang là đại diện theo pháp luật của công ty bị khóa/treo mã số thuế hoặc đang làm thủ tục giải thể.
Một người có thể đại diện nhiều doanh nghiệp không?
Trả lời:
Theo khoản 2 điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều đại diện theo pháp luật, với số lượng được quy định cụ thể tại Điều lệ của công ty.
Trả lời:
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần đăng ký mua chữ ký số để kê khai và nộp thuế điện tử với cơ quan thuế. Bên cạnh đó cần thực hiện thêm những thủ tục sau:
Trả lời:
Trả lời:
Theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP thì kể từ ngày 25/2/2020, doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên sau khi thành lập.
Trả lời:
Theo điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thời gian doanh nghiệp được tạm ngừng tối đa mỗi lần thông báo là 1 năm, đã bỏ quy định chỉ được tạm ngừng tối đa 2 năm.
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể thông báo tạm ngừng nhiều lần, chỉ cần gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 3 ngày trước khi muốn tạm ngừng.
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn hoạt động lại trước thời gian thông báo tạm ngừng thì phải tiến hành thủ tục khôi phục hoạt động và gửi hồ sơ đề nghị khôi phục hoạt động đến cơ quan kinh doanh chậm nhất là 3 ngày trước khi hoạt động trở lại.
Trong trường hợp hết hạn tạm ngừng thì doanh nghiệp sẽ được khôi phục hoạt động mà không cần thông báo.
Quy định khi tạm ngừng doanh nghiệp
Trả lời:
Trước khi thực hiện thủ tục thay đổi nội dung ĐKKD thì doanh nghiệp phải làm thủ tục chốt thuế tại Chi cục thuế quản lý. Nếu thay đổi địa chỉ trong cùng quận/huyện thì không cần phải làm thủ tục chốt thuế.
Trả lời:
Trả lời:
Sau khi thành lập công ty nếu chưa phát sinh doanh thu và chi phí thì chưa phải nộp thuế (trừ lệ phí môn bài kể từ năm thứ 2). Tuy nhiên, hàng quý vẫn phải kê khai thuế như sau:
Quy định về kê khai thuế trong doanh nghiệp
Trả lời:
Doanh nghiệp sau khi thành lập bắt buộc phải treo bảng hiệu tại trụ sở với đầy đủ các thông tin như: Tên cơ quan chủ quản (Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên công ty, địa chỉ của trụ sở, số điện thoại và email (nếu có).
Trên đây là một số câu hỏi về thành lập doanh nghiệp mà Thuế Quang Huy đã nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với Thuế Quang Huy để được giải đáp và tư vấn cụ thể.
Nhận tư vấn ngay bây giờ