- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
“Chi phí thành lập công ty hết bao nhiêu tiền?”, “Lệ phí thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?” – Đó là nỗi băn khoăn của hầu hết các cá nhân đang có ý định thành lập công ty. Qua bài viết dưới đây, Thuế Quang Huy sẽ hệ thống chi tiết các khoản chi phí mở công ty tương ứng với quy trình thủ tục theo pháp luật quy định từ lúc nộp hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh cho đến khi hoàn tất mở doanh nghiệp.
Chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm các loại chi phí, lệ phí sau:
Đây là chi phí thành lập công ty mà chủ doanh nghiệp cần nộp từ đầu. Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải nộp lệ phí này cùng lúc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp.
Điều 32. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
d) Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
4. Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
5. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.
Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, lệ phí kinh doanh mà doanh nghiệp cần phải nộp là 100.000 đồng. Trong trường hợp công ty không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, số tiền này cũng sẽ không được hoàn trả. Đây là mức chi phí mở công ty bắt buộc.
Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là 50.000 đồng.
Doanh nghiệp tiến hành nộp lệ phí tại Phòng đăng ký kinh doanh. Nếu đăng ký doanh nghiệp online, bạn sẽ không cần nộp loại phí này. Để quá trình đăng ký doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty của các đơn vị uy tín trên thị trường hiện nay.
Xem thêm:
Thêm một chi phí thành lập công ty quan trọng khác là phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, sau khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp xong, tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tiến hành công bố đầy đủ nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày. Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, lệ phí mà doanh nghiệp phải trả khi Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải trả tiền cho việc khắc dấu. Việc khắc và sử dụng con dấu cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, cụ thể:
Chi phí khắc con dấu cũng là một trong các chi phí khi thành lập công ty.
Hơn nữa, chi phí làm biển hiệu cho công ty tối thiểu là 200.000 đồng. Đa phần các doanh nghiệp sẽ làm biển hiệu công ty bằng chất liệu mica, kích thước 25×35. Nếu doanh nghiệp chọn làm bảng hiệu có kích thước lớn và làm từ nhôm, đá cao cấp, chi phí sẽ cao hơn.
Khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần mua chữ ký số Token theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Mục đích của chữ ký số Token là dùng trong trường hợp Kê khai, báo cáo thuế, ký hợp đồng, kê khai bảo hiểm xã hội… Chi phí mua Token hiện nay từ 1,5 – 2,5 triệu đồng tùy thời hạn sử dụng của Token.
Hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp Token như: Misa, FPT-CA, Viettel, NC-CA,… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể mua tại các đại lý phân phối trực tiếp để được hỗ trợ cài đặt kèm chính sách bảo hành uy tín.
Bên cạnh chi phí thành lập công ty khác, doanh nghiệp không cần tốn thêm chi phí cho hoạt động mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cần đảm bảo số dư trong tài khoản ít nhất là 1.000.000 đồng để duy trì tài khoản. Doanh nghiệp bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng để nộp lệ phí môn bài, tiền thuế và thực hiện các giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, việc mở tài khoản ngân hàng khá đơn giản, gồm các bước:
Một trong những loại chi phí thành lập công ty trọn gói mà doanh nghiệp cần phải trả chính là lệ phí môn bài. Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, Nghị định 22/2020/NĐ-CP, Thông tư 302/2016/TT-BTC và Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định:
Lệ phí môn bài là một trong những chi phí ban đầu thành lập doanh nghiệp.
Chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm, doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài. Nếu doanh nghiệp hoặc đơn vị trực thuộc vừa thành lập trong năm thì ngày cuối của hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chính là hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất. Chi phí thành lập doanh nghiệp này là bắt buộc.
Vốn điều lệ | Mức lệ phí môn bài tương ứng theo năm |
Trên 10 tỷ đồng | 3 triệu/năm |
Từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2 triệu/năm |
Mọi doanh nghiệp mới thành lập đều phải dùng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hoá đơn, chứng từ. Đó là lý do mà việc phát hành hóa đơn điện tử cũng là một khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả khi thành lập công ty.
Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp các phần mềm hóa đơn điện tử, cụ thể như: Easy Invoice, MISA,… Tùy nhu cầu mà doanh nghiệp chọn đại lý cung cấp dịch vụ phù hợp nhất.
Chi phí phát hành hóa đơn điện tử từ 860.000 – 3.000.000 đồng tùy theo số lượng hóa đơn đăng ký và việc thời gian sử dụng không giới hạn.
Chi phí thành lập công ty sẽ được tối ưu hơn khi doanh nghiệp chọn thuê các dịch vụ bên ngoài. Đây là giải pháp cho các chủ doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian, tiền bạc.
Khi thuê các đơn vị bên ngoài, doanh nghiệp không cần phải đi đến bất kỳ cơ quan nào vì đơn vị được thuê sẽ đại diện thực hiện đầy đủ các bước cần thiết trong quá trình thành lập công ty.
Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sự chuyên nghiệp và mức độ uy tín cao bạn nên cân nhắc tham khảo công ty tư vấn Thuế Quang Huy để tối ưu chi phí và tiết kiệm được một khối thời gian.
Chi phí thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH,… sẽ tiết kiệm hơn khi bạn chọn các dịch vụ trọn gói.
Tùy nhu cầu của doanh nghiệp mà các đơn vị tư vấn sẽ cung cấp gói thành lập công ty với chi phí trung bình khoảng 5 triệu đồng. Bạn có thể tham khảo qua các hạng mục được đề cập trong bảng sau:
STT | NỘI DUNG THỰC HIỆN | GÓI CƠ BẢN | GÓI HOÀN THIỆN | GÓI FULL |
1 | Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn. | X | X | X |
2 | Giấy phép kinh doanh. | X | X | X |
3 | Con dấu tròn công ty. | X | X | X |
4 | Đăng bố cáo thành lập. | X | X | X |
5 | Mở Tài Khoản ngân hàng. | X | X | X |
6 | Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng. | X | X | X |
7 | Đăng ký hồ sơ ban đầu. | X | X | |
8 | Đăng ký hoá đơn điện tử 300 số. | X | X | |
9 | Đăng ký chữ ký số. | 1 NĂM | 3 NĂM | |
Thời gian thực hiện (Ngày làm việc) | 03 ngày | 05 – 07 ngày | 05 – 07 ngày | |
TỔNG CHI PHÍ | 980.000đ | 4.000.000đ | 5.000.000đ |
Bảng giá chi phí doanh nghiệp thuê công ty Thuế Quang Huy tư vấn dịch vụ
Cách tính chi phí thành lập công ty không quá quá khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, đối với những công ty mới chưa có kinh nghiệm thì việc chuẩn bị và liệt kê các hạng mục chi phí rất dễ dẫn đến những thiếu sót. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn dịch vụ tính chi phí thành lập công ty của Thuế Quang Huy với mức giá hợp lý, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Khi thành lập công ty, dù là mô hình kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng đều phải đóng đầy đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Đây là loại chi phí thành lập doanh nghiệp bắt buộc. Trong đó, các loại thuế cơ bản bao gồm lệ phí môn bài, thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN và các loại thuế khác.
Chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm các loại thuế.
Lệ phí môn bài là loại thuế bắt buộc, doanh nghiệp phải đóng từ khi mới thành lập (kể cả chưa hoạt động) và đóng đều đặn hàng năm. Số tiền phải đóng thuế môn bài dựa trên vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng phải đóng phí 3 triệu đồng/năm, doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng phải đóng 2 triệu đồng/năm.
Vì vốn điều lệ có ảnh hưởng trực tiếp đến thuế môn bài, do đó doanh nghiệp khi đăng ký thành lập cần chọn mức vốn phù hợp. Bên cạnh đó, mức vốn điều lệ còn liên quan đến những nghiệp vụ kế toán khác khi doanh nghiệp chính thức hoạt động.
Thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty với giá rất rẻ. Tuy nhiên không phải “của rẻ nào cũng tốt”. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về các dịch vụ này, bao gồm chi tiết công việc, thời gian thực hiện và những yếu tố liên quan trước khi quyết định sử dụng.
Doanh nghiệp nên quan tâm đến vấn đề thành lập công ty hết bao nhiêu tiền để có sự chuẩn bị về mặt tài chính.
Việc tìm hiểu về chi phí thành lập công ty giúp doanh nghiệp cân nhắc giữa việc tự thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp hay thuê dịch vụ ngoài. Mỗi hình thức đều có ưu nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu mà bạn chọn giải pháp phù hợp nhất với mình.
Chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm nhiều chi phí:
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư: 100.000 đồng
Thành lập công ty tốn bao nhiêu tiền? Về cơ bản, tổng chi phí thành lập doanh nghiệp mới thường ở mức 5 – 7 triệu. Đây là các khoản chi trả cho việc đăng ký doanh nghiệp, đóng các loại thuế phí,… không bao gồm những chi phí về cơ sở vật chất.
Nếu chọn các dịch vụ bên ngoài, chi phí để thành lập công ty thường tính theo gói để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, các công ty sẽ cung cấp nhiều gói với giá từ 1 – 5 triệu đồng.
Tại công ty Thuế Quang Huy, tổng chi phí thực hiện là 980.000 – 4 triệu đồng theo gói dịch vụ, không phát sinh thêm chi phí trong quá trình thực hiện. Nếu có nhu cầu, bạn hãy liên hệ Thuế Quang Huy để được tư vấn doanh nghiệp, hỗ trợ.
Chi phí mở công ty TNHH và phí thành lập công ty Cổ phần đều không có sự khác biệt về mặt chi phí. Quy trình đăng ký và mức phí cho cả hai loại hình kinh doanh là hoàn toàn giống nhau. Tổng chi phí thường nằm trong khoảng 5 – 7 triệu đồng.
Chi phí mở công ty tnhh và công ty cổ phần không có sự khác nhau.
Hiện nay, lệ phí thành lập công ty là 730.000 đồng, dành cho mọi loại hình đăng ký doanh nghiệp.
Việc có nên thuê dịch vụ hay không tùy vào sự am hiểu về pháp luật và các quy trình làm hồ sơ, thủ tục,… và cả khả năng tài chính của doanh nghiệp. Nếu lần đầu mở công ty và chưa nắm rõ các thủ tục pháp lý, bạn nên thuê dịch vụ bên ngoài để tiết giảm thời gian và chi phí. Quá trình thực hiện cũng nhanh chóng, hạn chế nhưng sai sót hay rủi ro không đáng có.
Chi phí thành lập Công ty TNHH 1 thành viên là khoảng 980.000 đồng, bao gồm phí dịch vụ thành lập công ty của Thuế Quang Huy (250.000 đồng) và phí nộp cho nhà nước (730.000 đồng).
Chi phí thành lập Công ty TNHH 1 thành viên bạn cần chuẩn bị 980.000 đồng. Trong đó, gồm phí dịch vụ thành lập công ty của Thuế Quang Huy với mức 250.000 đồng và phí nộp cho nhà nước với tổng cộng 730.000 đồng.
Trên đây là những thông tin quan trọng về chi phí thành lập công ty mà các cá nhân và doanh nghiệp cần nắm rõ để chuẩn bị mức tài chính phù hợp khi đăng ký doanh nghiệp. Để tiết kiệm chi phí và thời gian, bạn có thể chọn dịch vụ của các đơn vị bên ngoài, đảm bảo quá trình thành lập công ty nhanh chóng, giúp việc kinh doanh nhanh chóng đi vào hoạt động như kế hoạch.
Tham khảo:
Thuvienphapluat | https://thuvienphapluat.vn/cong-dong-dan-luat/chi-phi-thanh-lap-doanh-nghiep-201417.aspx
Luatvietnam | https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/chi-phi-thanh-lap-cong-ty-561-28308-article.html
Nhận tư vấn ngay bây giờ