- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Công ty hợp danh là gì? Đặc điểm và cơ cấu tổ chức của công ty như thế nào? Lưu ý và thủ tục khi thành lập công ty hợp danh? Hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu các thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!
Theo điều 177, Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp trong đó:
Có ít nhất 2 cá nhân là chủ sở hữu chung của công ty, hoạt động dưới tên chung. Các thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.
Xem thêm:
Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên công ty hợp danh là các cá nhân, không phải tổ chức. Các cá nhân này chịu toàn bộ trách nhiệm của mình về nghĩa vụ, khoản nợ của công ty với tất cả số tài sản của mình. Ngoài ra, công ty hợp danh có thể có các thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức.
Điều 180 của Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền hạn của thành viên công ty hợp danh, theo đó:
Thành viên hợp danh không được làm thành viên của công ty khác hay chủ doanh nghiệp tư nhân trừ trường hợp được sự chấp thuận từ những thành viên khác.
Thành viên hợp danh được tham gia trực tiếp vào mọi hoạt động của công ty, được quyền đàm phán và ký kết hợp đồng trên nguyên tắc có lợi nhất cho công ty.
Xem thêm:
Theo điều C khoản 1 điều 177 Luật doanh nghiệp 2020, thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Thành viên góp vốn có quyền biểu quyết ở những phiên họp Hội đồng thành viên. Tuy nhiên, lá phiếu của thành viên góp vốn không ảnh hưởng nhiều đến nội dung buổi họp.
Thành viên góp vốn không được quyền tham gia quản lý, điều hành và tiến hành các công việc kinh doanh dưới danh nghĩa của công ty.
Xem thêm:
Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Điều này đã được quy định trong Khoản 2 điều 177 Luật doanh nghiệp 2020.
Theo khoản 3 điều 177 Luật doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Do đó, công ty sẽ gặp khó khăn khi muốn huy động nguồn vốn lớn.
Công ty hợp danh có thể tăng thêm vốn bằng cách tăng thêm thành viên hoặc tăng vốn của các thành viên.
– Đối với thành viên hợp danh
Thành viên hợp danh chỉ có thể chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ số vốn góp của mình trong với điều kiện phải được các thành viên hợp danh khác chấp thuận.
Nếu thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên đó sẽ được hưởng phần giá trị trong công ty sau khi đã trừ đi các khoản nghĩa vụ và phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên hợp danh đó. Ngoài ra, nếu Hội đồng thành viên chấp thuận thì người thừa kế cũng có thể trở thành thành viên hợp danh (Theo điểm H, khoản 1 điều 181 Luật doanh nghiệp 2020).
– Đối với thành viên góp vốn
Thành viên góp vốn có thể chuyển nhượng phần góp vốn của mình cho người khác. Thành viên góp vốn định đoạt phần góp vốn của mình dưới hình thức: tặng cho, thừa kế, cầm cố, thế chấp,… hoặc các hình thức khác theo đúng quy định pháp luật và Điều lệ công ty. Nếu thành viên góp vốn chết thì người thừa kế trở thành thành viên góp vốn của công ty.
Hội đồng thành viên công ty hợp danh sẽ bao gồm tất cả thành viên hợp danh. Hội đồng thành viên sẽ họp và biểu quyết để chọn ra 1 thành viên làm Chủ tịch hội đồng thành viên, kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc công ty tùy theo Điều lệ công ty (khoản 1 điều 182 Luật doanh nghiệp 2020 ).
Tài sản của công ty hợp danh sẽ bao gồm:
Cách thành viên hợp danh trong công ty có quyền điều hành công ty và đại diện cho pháp luật.
Các thành viên trong công ty sẽ thay phiên nhau đảm nhận, phân công các chức danh để kiểm soát và điều phối hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Hoạt động của các thành viên nằm ngoài hoạt động của công ty sẽ không thuộc vào trách nhiệm công ty trừ trường hợp đã nhận được sự đồng thuận của các thành viên còn lại.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Thuế Quang Huy là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói uy tín, nhanh chóng, chất lượng hàng đầu hiện nay. Liên hệ với Thuế Quang Huy qua hotline: 028 62553948 để được hỗ trợ dịch vụ tư vấn doanh nghiệp chi tiết!
Thành viên hợp danh không được làm thành viên của công ty khác hay chủ doanh nghiệp tư nhân trừ trường hợp được sự chấp thuận từ những thành viên khác.
Công ty hợp danh có thể tăng thêm vốn bằng cách tăng thêm thành viên hoặc tăng vốn của các thành viên.
Trên đây là những thông tin chi tiết về công ty hợp danh.Tuy loại hình kinh doanh này chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng lại gây dựng được sự uy tín với khách hàng. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến loại hình công ty hợp danh, hãy liên hệ với Thuế Quang Huy theo thông tin dưới đây để được tư vấn!
Nhận tư vấn ngay bây giờ