Điều lệ công ty là căn cứ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất khi doanh nghiệp xảy ra tranh chấp. Vậy điều lệ công ty là gì? Cần lưu ý gì khi xây dựng điều lệ cho công ty, doanh nghiệp? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Điều lệ công ty là gì?
Điều lệ công ty là bản thỏa thuận giữa những người chủ sở hữu công ty với nhau, là sự cam kết, ràng buộc các thành viên trong một luật lệ chung, được soạn thảo căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luật, để ấn định các nguyên tắc về cách thức thành lập công ty, quản lý hoạt động và giải thể công ty.
Điều lệ công ty là gì?
Theo Khoản 1 Điều 24 Luật doanh nghiệp năm 2020, Điều lệ doanh nghiệp bao gồm: Điều lệ khi đăng ký thành lập công ty và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có bản dự thảo điều lệ công ty gửi lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty dự định đặt trụ sở chính. Trong điều lệ phải có đầy đủ họ, tên và chữ ký của:
Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Nếu điều lệ được sửa đổi trong quá trình công ty đang hoạt động, thì việc thay đổi phải có đầy đủ họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh
Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Loại hình doanh nghiệp nào cần phải có điều lệ
Loại hình doanh nghiệp nào cần có điều lệ công ty?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, các các loại hình doanh nghiệp bắt buộc phải có Điều lệ gồm:
Công ty cổ phần.
Công ty hợp danh.
Công ty TNHH một thành viên.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2014 không có quy định về việc Doanh nghiệp tư nhân phải có Điều lệ công ty nên Doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải có Điều lệ.
Tại sao doanh nghiệp cần có điều lệ?
Điều lệ công ty có vai trò quan trọng trong đối với công ty, doanh nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp xảy ra tranh chấp. Vai trò cụ thể như sau:
Giúp cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty.
Tạo cơ chế vận hành cho công ty.
Là căn cứ giải quyết tranh chấp nội bộ công ty
Quy định những vấn đề cốt lõi của công ty để cho mọi đối tượng có thể tham khảo khi cần thiết.
Điều lệ có vai trò quan trọng trong đối với công ty, doanh nghiệp
Nội dung của điều lệ công ty
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014, Điều lệ doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp và tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có).
Vốn điều lệ của doanh nghiệp; đối với công ty cổ phần cần thêm nội dung tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần.
Ngành, nghề kinh doanh của công ty.
Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh nêu là công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập nếu là công ty cổ phần.
Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập nếu là công ty cổ phần.
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty.
Quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, đối với công ty hợp danh; quyền và nghĩa vụ của các cổ đông đối với những người trong điều kiện thành lập công ty cổ phần.
Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết của công ty.
Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong hoạt động kinh doanh.
Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên trong danh nghiệp.
Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua lại cổ phần đối với công ty cổ phần.
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp.
Thể thức sửa đổi và bổ sung Điều lệ cho doanh nghiệp.
Những lưu ý quan trọng khi xây dựng điều lệ cho công ty, doanh nghiệp
Nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty
Khi xây dựng điều lệ cho công ty, doanh nghiệp buộc phải dựa theo nguyên tắc dưới đây:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, Điều lệ phải đảm bảo có đầy đủ nội dung chủ yếu đồng thời không được trái với các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật Thương mại, Luật về thuế và kế toán,…
Điều lệ công ty là hợp đồng nhiều bên, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên hợp tác, dựa trên nguyên tắc tự nguyện.
Theo Khoản 2 Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014, trong điều lệ bắt buộc phải có đầy đủ họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
Theo Khoản 3 Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014, khi muốn sửa đổi, bổ sung Điều lệ thì Điều lệ mới bắt buộc phải có đầy đủ họ, tên và chữ ký của những người sau đây:
Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh.
Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Người đại diện theo pháp luật đối với công ty cổ phần.
Lưu ý gì khi xây dựng điều lệ công ty?
Khi xây dựng điều lệ cho công ty, doanh nghiệp, bạn cần lưu ý:
Không sao chép điều lệ của công ty khác, bởi mỗi công ty sẽ có một bản Điều lệ riêng phù hợp với cơ cấu tổ chức, tình hình thực tế của công ty mình.
Điều lệ cần được soạn thảo dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận giữa các thành viên công ty, thông qua các cuộc họp và biểu quyết theo quy định, do người có quyền hạn ký xác nhận vào điều lệ.
Nội dung của Điều lệ cần đáp ứng đủ theo quy định của pháp luật và đồng thời không được trái với pháp luật cũng như không xâm phạm quyền và lợi của các bên thứ ba khác.
Trên đây là những tư vấn của Công ty Quang Huy về cácquy định của pháp luật hiện hành đối với việc xây dựng Điều lệ công ty. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, Quý khách hãy liên hệ ngay với Công ty Quang Huy theo số Hotline: 0917.371.518 để được miễn phí tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Công ty TNHH Dịch Vụ Kế Toán Thuế Và Cung Ứng Lao Động Quang Huy
Địa chỉ: 392 Nguyễn Thị Đặng, Khu phố 1, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Ông Lưu Văn Tuấn là CEO của Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán Thuế và Cung ứng lao động Quang Huy. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế, ông Tuấn là một chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp các giải pháp tốt nhất về kế toán - thuế, tài chính.