Trên thị trường hiện nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm số lượng không hề nhỏ và hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này cũng phải chịu sự kiểm soát và điều chỉnh bởi nhiều luật lệ để đảm bảo hiệu quả và ý nghĩa đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu ngay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì, cũng như các thông tin liên quan cần biết.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì
Nội dung chính
1. Tìm hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.1 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được định nghĩa là doanh nghiệp do nhà đầu tư là người nước ngoài thành lập, thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, hoặc là doanh nghiệp Việt Nam được nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, mua lại hay sáp nhập.
1.2 Đặc trưng về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu những đặc trưng sau đây:
Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hoàn toàn hoặc một phần doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, dựa trên cơ sở là giấy phép đầu tư về đầu tư nước ngoài do cơ quan quản lý nhà nước cấp.
Được công nhận tư cách pháp nhân.
Được tổ chức dưới loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
1.3 Các quy định pháp luật khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Theo Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Khoản 21 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020 lại quy định: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”
Từ đó, có thể thấy pháp luật Việt Nam cho phép người nước ngoài thành lập các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên công ty.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) sở hữu nguồn tiền đầu tư không chỉ đến từ các nhà đầu tư trong nước và cũng không phân biệt tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu.
Tìm hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2. Cơ sở pháp lý về công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Cam kết WTO.
Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến đầu tư.
Hiệp định thương mại với các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch.
Nghị định số 09/2018/NĐ-CP có quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý của công ty có vốn đầu tư nước ngoài
3. Đối tượng áp dụng về việc thành lập công ty có vốn nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau đây:
Doanh nghiệp có từ 1% đến 100% vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập.
Doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam thành lập thêm tổ chức kinh tế, hoặc thực hiện đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp, đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc trường hợp sau đây: Thành lập mới hoặc số vốn góp từ 1% đến 100% vốn điều lệ của công ty.
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc mua cổ phần vào doanh nghiệp Việt Nam đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua 100% số vốn góp) cũng không cần thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục đào tạo. Trong trường hợp này, dù nhà đầu tư nước ngoài mua 1% số vốn góp thì cũng cần thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Công ty kinh doanh lĩnh vực bán lẻ hàng hóa hoặc thành lập cơ sở bán lẻ hàng hóa cần xin thêm giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Đối với những công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 1/7/2015: Nếu có dự án đầu tư mới thì được phép làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không cần thành lập tổ chức kinh tế mới.
Lưu ý:
Từ năm 2021, nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với người Việt Nam để thành lập công ty nếu muốn giảm thiểu thủ tục thì nên thực hiện theo quy trình tối ưu như sau:
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin giấy phép đối với các ngành nghề có điều kiện
Bước 3: Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài (thủ tục nhà đầu tư nước ngoài mua phần vốn góp)
Bước 4: Thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh chỉ được áp dụng với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa đến người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa).
Nếu thực hiện theo quy trình trên, dù có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài nhưng doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các thủ tục khi có sự thay đổi trong nội dung đăng ký doanh nghiệp của cơ quan nhà nước. Cụ thể:
Thay đổi đơn giản: Nếu doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký thì chỉ phải thực hiện khi thay đổi tên, địa chỉ và thông tin chủ sở hữu… Quy trình giống như các doanh nghiệp Việt Nam.
Không cần thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình thực hiện dự án hay báo cáo giám sát đầu tư
Không cần thực hiện thủ tục cập nhật thông tin đầu tư trên hệ thống quản lý về đầu tư.
Đối tượng áp dụng về việc thành lập công ty có vốn nước ngoài
4. Thủ tục và hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài
4.1 Nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài
Mã số của dự án đầu tư.
Thông tin của nhà đầu tư: Tên, địa chỉ.
Tên của dự án đầu tư.
Mục tiêu và quy mô kinh doanh của dự án đầu tư.
Địa điểm thực hiện dự án, diện tích đất sử dụng.
Vốn đầu tư của dự án (bao gồm vốn góp của nhà đầu tư và mức vốn huy động), tiến độ góp vốn và tiến độ huy động nguồn vốn.
Thời gian dự án hoạt động.
Tiến độ thực hiện dự án, bao gồm tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có), tiến độ thực hiện các mục tiêu, hạng mục của dự án. Trong trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn thì phải quy định mục tiêu, thời hạn và nội dung của từng giai đoạn.
Ưu đãi, hỗ trợ căn cứ và đầu tư, các điều kiện đi kèm (nếu có).
Quy định đối với nhà đầu tư thực hiện dự án.
Điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).
4.2 Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài bao gồm:
Đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu hoặc căn cước nếu nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc các văn bản tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý, trong trường hợp nhà đầu tư là tổ chức.
Dự án đầu tư được đề xuất với các nội dung: Thông tin nhà đầu tư, mục tiêu và quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn và tiến độ, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi, đánh giá về tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
Bản sao của một trong các tài liệu sau đây: Báo cáo tài chính của nhà đầu tư trong 2 năm gần nhất, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ về tài chính của các doanh nghiệp tài chính, bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư, văn bản thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Hợp đồng thuê trụ sở giao dịch, văn bản chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê ( bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê, Giấy phép xây dựng hoặc các loại tài liệu tương đương).
Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất. Trong trường hợp dự án không đề nghị nhà nước giao đất hay cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc các tài liệu tương đương, để xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án.
Văn bản giải trình công nghệ đối với dự án đầu tư có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, gồm các nội dung tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình thực hiện công nghệ, thông số kỹ thuật, tình trạng sử dụng máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ.
Hợp đồng BBC đối với các dự án đầu tư theo hợp đồng BBC.
Thời gian giải quyết hồ sơ:
Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan đăng ký sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp từ chối sẽ có văn bản gửi về cho nhà đầu tư với đầy đủ lý do.
4.3 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài
Trước khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan nhà nước.
Sau khi Cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư sẽ được cấp tài khoản truy cập vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tiến trình xử lý.
Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xem xét và xử lý cũng như trả kết quả hồ sơ, cập nhật tình hình xử lý, cấp mã số cho dự án.
Thủ tục và hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài
5. Dịch vụ đăng ký giấy chứng nhận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thuế Quang Huy
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thực hiện thủ tục cấp Giấy phép đầu tư, Thuế Quang Huy sẽ giúp khách hàng nhanh chóng đưa dự án đầu tư vào hoạt động, đảm bảo tỷ lệ thành công cao, hạn chế các rủi ro và sai sót liên quan đến pháp luật. Bên cạnh đó, Thuế Quang Huy cũng luôn cam kết:
Miễn phí tư vấn 24/7, giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng về thông tin và dịch vụ.
Tư vấn thực hiện ngành nghề kinh doanh và các thủ tục hồ sơ cần thiết.
Hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký.
Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và trao trả lại kết quả.
Hỗ trợ và tư vấn đầy đủ thông tin trong suốt quá trình hoạt động.
Chi phí ưu đãi và cạnh tranh nhất trên thị trường.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì, cũng như quy trình xin giấy phép đầu tư cần biết. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, liên hệ ngay với Thuế Quang Huy để được tư vấn và cung cấp thông tin đầy đủ.
Đánh giá bài viết
Công ty TNHH Dịch Vụ Kế Toán Thuế Và Cung Ứng Lao Động Quang Huy
Địa chỉ: 392 Nguyễn Thị Đặng, Khu phố 1, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Ông Lưu Văn Tuấn là CEO của Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán Thuế và Cung ứng lao động Quang Huy. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế, ông Tuấn là một chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp các giải pháp tốt nhất về kế toán - thuế, tài chính.