Doanh nghiệp là gì? Khái niệm và đặc điểm

Danh mục: Doanh Nghiệp

Doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức là các loại hình công ty nhằm mục đích kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Tuy là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến, không phải ai cũng biết các đặc điểm cụ thể cũng như loại hình doanh nghiệp chính hiện nay. Trong bài viết dưới đây, Thuế Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp về doanh nghiệp là gì và tất cả những vấn đề liên quan này.

doanh nghiệp là gì

Thông tin cần biết về doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp là gì? 

Doanh nghiệp được định nghĩa là tổ chức có tên riêng, sở hữu tài sản, trụ sở giao dịch, và được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, căn cứ theo khoản 10 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp còn cung cấp định nghĩa về một số loại doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp nhà nước: Là các doanh nghiệp có trên 50% số vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Doanh nghiệp Việt Nam: Là các doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại Việt Nam, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
khái niệm doanh nghiệp

Định nghĩa doanh nghiệp là gì?

2. Doanh nghiệp có đặc điểm gì?

Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà sẽ có những đặc điểm khác nhau, tuy nhiên tất cả đều sở hữu những điểm chung sau đây:

  • Mang tính hợp pháp: Muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp thì phải nộp hồ sơ đến những cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy phép đăng ký. Doanh nghiệp sau khi đã được cấp giấy phép kinh doanh thì có quyền hoạt động kinh doanh, chịu sự bảo hộ của pháp luật và bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý liên quan.
  • Có hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thường xuyên: Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều được thành lập để hướng đến mục đích tạo ra lợi nhuận thông qua việc mua bán, cung cấp và sản xuất hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Ngoài ra, vẫn có một số doanh nghiệp xã hội đặc thù, không hoạt động vì lợi nhuận mà hướng đến cộng động, vì môi trường và xã hội, chẳng hạn như các doanh nghiệp vệ sinh, điện, nước…
  • Có tính tổ chức: Tính tổ chức của doanh nghiệp thể hiện qua việc điều hành tổ chức, cơ cấu nhân sự, có trụ sở giao dịch riêng và có tài sản để quản lý. Ngoài ra doanh nghiệp còn có tư cách pháp nhân (trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân).
doanh nghiệp có đặc điểm gì

Các đặc điểm của doanh nghiệp

3. Các loại hình của doanh nghiệp theo hình thức pháp lý

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Luật Doanh nghiệp 2020, có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, bao gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể:

2.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH lại được chia ra thành 2 loại hình, bao gồm Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

2.1.1 Công ty TNHH 1 thành viên 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2022: Công ty TNHH 1 thành viên được định nghĩa là doanh nghiệp được sở hữu bởi một tổ chức hoặc một cá nhân, gọi là chủ sở hữu. Chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ chịu trách nghiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ.

Tư cách pháp lý:

Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chủ thể:

  • Công ty TNHH 1 thành viên có thể được sở hữu bởi cá nhân hoặc tổ chức trong nước hoặc nước ngoài.
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật

Trách nhiệm tài sản:

  • Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn điều lệ.
  • Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số tài sản chủ sở hữu cam kết góp.

Huy động vốn: Công ty TNHH 1 thành viên có thể huy động vốn bằng các hình thức sau đây:

  • Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân.
  • Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
  • Chủ sở hữu góp thêm vốn vào doanh nghiệp.

Lưu ý: Công ty TNHH 1 thành viên không được phép phát hành cổ phiếu.

Đặc điểm công ty TNHH

Đặc điểm công ty TNHH một thành viên

2.1.2 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Căn cứ theo khoản 1, Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có từ 2-50 thành viên, có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp (trừ các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020). Số vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại điều 51,52 và 53 của Luật này.

Tư cách pháp lý:

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thành viên:

Số lượng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên có từ 2-50 người, có thể là cá nhân hoặc tổ chức trong nước hoặc nước ngoài.

Trách nhiệm tài sản:

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm tài sản với toàn bộ số vốn đã góp, mỗi thành viên chịu trách nhiệm theo phần vốn đã góp của mình.

Huy động vốn: Công ty TNHH 2 thành viên có thể huy động vốn bằng các cách sau:

  • Huy động vốn vay từ cá nhân, tổ chức
  • Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu
  • Các thành viên đưa thêm vốn vào doanh nghiệp

Lưu ý: 

  • Loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu
  • Các thành viên của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn đã góp, nhưng phải tuân theo các điều lệ của doanh nghiệp.
đặc điểm doanh nghiệp

Đặc điểm của công ty ty TNHH 2 thành viên

2.2 Công ty cổ phần

Căn cứ theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.
  • Cổ đông doanh nghiệp có thể là cá nhân hoặc tổ chức, số lượng tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa.
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Cổ đông được quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và Khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Tư cách pháp lý:

Công ty cổ phần được công nhận tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Vốn điều lệ:

  • Vốn điều lệ doanh nghiệp được chia thành nhiều phần bằng nhau tức cổ phần. Giá trị của cổ phần (mệnh giá cổ phần) được quy định trong cổ phiếu
  • Cổ đông góp vốn vào doanh nghiệp bằng cách mua cổ phần
  • Cổ phần là quyền tài sản được thể hiện trên cổ phiếu
  • Theo quy định của pháp luật hiện nay, có các loại cổ phần là cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Chủ thể:

  • Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức, mang quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài.
  • Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không có giới hạn số lượng tối đa

Huy động vốn:

Loại hình Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau như phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay trái phiếu chuyển đổi…

Lưu ý: Cổ đông của doanh nghiệp có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình nhưng phải tuân thủ theo điều lệ của công ty và quy định của pháp luật.

công ty cổ phần là gì

Đặc điểm của công ty cổ phần

2.3 Công ty hợp danh

Căn cứ theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp, trong đó:

  • Chủ sở hữu chung của công ty phải có ít nhất 2 thành viên, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung, tức thành viên hợp danh. Bên cạnh thành viên hợp danh, doanh nghiệp có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn.
  • Thành viên hợp danh bắt buộc là cá nhân, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vị số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Tư cách pháp lý:

Công ty hợp danh được công nhận tư cách pháp nhân kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp.

Thành viên:

  • Thành viên hợp danh có tối thiểu 2 người và bắt buộc phải là cá nhân
  • Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, không giới hạn về số lượng

Trách nhiệm tài sản:

  • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính bằng toàn bộ tài sản của mình
  • Tài sản của doanh nghiệp và công ty hợp danh có sự độc lập
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.

Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ là số vốn hoặc tài sản mà thành viên cam kết góp. Nếu đến hạn mà thành viên hợp danh không góp đủ thì sẽ phải bồi thường thiệt hại, thành viên góp vốn bị ghi nợ.

Huy động vốn:  

  • Công ty hợp danh không được phép phát hành chứng khoán
  • Công ty hợp danh có thể kết nạp thêm thành viên để tăng vốn điều lệ, tăng phần vốn góp hoặc tăng giá trị tài sản.

Lưu ý: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại trong công ty. Chỉ được chuyển cho người ngoài khi được các thành viên còn lại đồng ý.

công ty hợp danh là gì

Đặc điểm của công ty hợp danh

2.4 Doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Chủ thể:

  • DNTN do một cá nhân làm chủ
  • Chủ sở hữu bắt buộc là cá nhân, đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự, không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, có thể mang quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài.
  • Chủ sở hữu không được đồng thời sở hữu 2 DNTN, không phải là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, không phải là chủ sở hữu của hộ kinh doanh.

Trách nhiệm tài sản:

Chủ sở hữu DNTN phải chịu trách nhiệm tài sản vô hạn với mọi nghĩa vụ và hoạt động của doanh nghiệp.

Huy động vốn:

Chủ sở hữu DNTN là người duy nhất góp vốn, toàn quyền quyết định doanh nghiệp và có thể tăng hoặc giảm số vốn đầu tư.

Lưu ý: 

  • DNTN không được phép phát hành chứng khoán
  • Khi tham gia tố tụng, chủ sở hữu DNTN sẽ có tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn
đặc điểm doanh nghiệp là gì

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

4. Các loại doanh nghiệp theo chế độ trách nhiệm

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể chia thành công ty trách nhiệm vô hạn và công ty trách nhiệm hữu hạn. Cụ thể:

4.1 Công ty trách nhiệm vô hạn

Công ty trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ và hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không còn đủ khả năng tài chính để kinh doanh. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định 2 loại hình doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn là công ty tư nhân và công ty hợp danh.

Thực chất, chủ sở hữu của công ty trách nhiệm vô hạn, nghĩa là thành viên công ty hợp danh và chủ DNTN sẽ phải chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, không có sự giới hạn về tài sản của chủ sở hữu và các thành viên hợp danh đã góp vào. Nếu tài sản của chủ DNTN và thành viên công ty hợp danh không đủ để chịu trách nhiệm tài sản khi doanh nghiệp phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, thì chủ DNTN và thành viên công ty hợp danh phải dùng tài sản cá nhân (không đầu tư vào doanh nghiệp) để thanh toán các khoản bợ.

4.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn

Theo quy định hiện hành, các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hiện nay bao gồm: Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài không đăng ký lại theo Nghị định 101/2006/NĐ-CP.

Công ty TNHH là những doanh nghiệp mà chủ sở hữu chỉ cần chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. Nghĩa là, trong trường hợp tài sản doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu cũng không có nghĩa vụ phải sử dụng tài sản cá nhân để trả nợ thay.

Thực chất, công ty trách nhiệm hữu hạn là chế độ trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu, các nhà đầu tư và thành viên công ty.

doanh nghiệp theo chê độ

Các loại doanh nghiệp theo chế độ trách nhiệm

5. Các quy định cần biết về Doanh nghiệp 

5.1 Mã số của doanh nghiệp 

Căn cứ theo điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Mã số của doanh nghiệp là dãy số được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập, tạo ra bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Mã số doanh nghiệp là duy nhất, không được sử dụng lại để cấp cho các công ty, doanh nghiệp khác.
  • Mã số này được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính cũng như các nghĩa vụ khác.

5.2 Dấu của doanh nghiệp

Căn cứ theo điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Dấu doanh nghiệp là dấu được làm tại cơ sở khắc dấu, hoặc là chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
  • Doanh nghiệp có thể quyết định số lượng, hình thức và loại dấu của chi nhánh, doanh nghiệp, văn phòng đại diện và các đơn vị khác.
  • Dấu doanh nghiệp được quản lý và lưu giữ theo quy định của Điều lệ công ty hoặc các quy chế ban hành bởi chế độ doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc các đơn vị khác. Dấu doanh nghiệp được sử dụng trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

5.3 Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp

Căn cứ theo điều 11 Luật Doanh nghiệp mới nhất 2020:

Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà phải lưu giữ các loại tài liệu sau đây:

  • Điều lệ của công ty, quy chế quản lý nội bộ, sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông.
  • Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, giấy phép và các loại giấy chứng nhận khác, Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
  • Tài liệu và các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản.
  • Biên bản kiểm phiếu, phiếu biểu quyết, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và các quyết định của công ty.
  • Cáo bạch chào bán hoặc niêm yết chứng khoán.
  • Sổ và các chứng từ về kế toán, báo cáo tài chính định kỳ.

Các tài liệu trên phải được lưu giữ tại trụ sở chính hoặc các địa điểm khác có quy định trong Điều lệ công ty, thời hạn lưu giữ theo quy định của pháp luật.

quy định doanh nghiệp

Các quy định về doanh nghiệp cần biết

Trên đây là một số thông tin trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp là gì cũng như những loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cần biết. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, liên hệ ngay với Thuế Quang Huy để được giải đáp và tư vấn thông tin đầy đủ.

Đánh giá bài viết
avatar

Lưu Văn Tuấn

Ông Lưu Văn Tuấn là CEO của Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán Thuế và Cung ứng lao động Quang Huy. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế, ông Tuấn là một chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp các giải pháp tốt nhất về kế toán - thuế, tài chính.

Hãy gọi

0917371518

Thuế Quang Huy - Luôn đồng hành cùng bạn

Nhận tư vấn ngay bây giờ

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận