- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Quy trình thành lập doanh nghiệp sẽ phải trải qua rất nhiều thủ tục và cần chuẩn bị nhiều loại thông tin, giấy tờ khác nhau. Do đó, việc lên kế hoạch chi tiết từng bước sẽ giúp bạn thành lập công ty một cách thuận lợi và dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu ngay kế hoạch thành lập doanh nghiệp đầy đủ cũng như những thủ tục quan trọng nhất cần nắm được.
Điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi thành lập công ty chính là lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định có 4 loại hình doanh nghiệp, cụ thể:
Lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp.
Có thể thấy, chịu trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn chính là điểm khác biệt lớn nhất để phân biệt loại hình doanh nghiệp tư nhân và các loại hình còn lại. Dựa vào một số yếu tố trên mà bạn nên cân nhắc kỹ để lựa chọn loại hình kinh doanh sao cho phù hợp.
Xem thêm:
Tên công ty cũng là một trong những yếu tố cần thiết trong kế hoạch thành lập doanh nghiệp. Không chỉ có tác dụng định hình thương hiệu, tên doanh nghiệp còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ, giúp khách hàng nhận diện được công ty của mình.
Theo kinh nghiệm thành lập công ty TNHH, tên doanh nghiệp cần phải gây được ấn tượng và không trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn với các thương hiệu khác. Ngoài ra cũng cần phải đáp ứng được các quy định của pháp luật, cụ thể:
Tên doanh nghiệp phải đúng theo quy định.
Để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động, bạn cần phải lựa chọn được lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh. Cần lưu ý đến một số yếu tố như liệu ngành nghề đã chọn có được phép hoạt động tại khu vực đặt trụ sở hay không, và liệu đã phù hợp với hệ thống kinh tế Việt Nam hay chưa? Bên cạnh đó, lựa chọn ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế của từng địa phương cũng vô cùng quan trọng.
Ngành nghề kinh doanh đăng ký vừa phải được phép kinh doanh ở thời điểm hiện tại, vừa có thể phát triển được trong tương lai.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp.
Trụ sở công ty chính là địa điểm giao dịch chính của các hoạt động kinh doanh, do đó bạn cần cân nhắc xem nơi nào có thể đặt địa chỉ và nơi nào không được phép. Những chung cư chỉ có chức năng để ở thì không được phép đặt trụ sở hay văn phòng có chức năng kinh doanh. Trừ trường hợp nhà đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho một số khu vực nhất định như lầu trệt, tầng 1 hay tầng 2 của các trung tâm thương mại.
Nếu địa điểm lựa chọn đã được xác định rõ ràng thì bạn có thể thỏa mái đặt địa chỉ trụ sở kinh doanh. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần nhớ khi chuẩn bị địa chỉ:
Trụ sở phải đặt ở nơi đúng theo quy định.
Trong kế hoạch thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là những cá nhân sẽ đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện ký kết giấy tờ và các loại hợp đồng, giúp hợp đồng kinh doanh có tính pháp lý và được bảo vệ trước pháp luật.
Lựa chọn người đại diện theo pháp luật.
Vốn điều lệ là một trong những yếu tố được rất nhiều người quan tâm khi xây dựng kế hoạch thành lập doanh nghiệp. Vậy, vốn điều lệ bao nhiêu là đủ? Vốn điều lệ là thuật ngữ dùng để chỉ số vốn được góp hoặc cam kết sẽ góp bởi các thành viên trong công ty, và sẽ được ghi vào Điều lệ của doanh nghiệp.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định về số vốn tối thiểu và tối đa, ngoại trừ các ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định. Các doanh nghiệp sẽ tự đăng ký số vốn này và không cần phải chứng minh bằng bất cứ hình thức nào như tài khoản, tài sản hay tiền mặt.
Tìm hiểu quy định về số vốn điều lệ.
Khi thành lập doanh nghiệp, nên chuẩn bị hợp đồng góp vốn với các thành viên. Nếu bạn tìm được những cổ đông có cùng quan điểm, luôn đồng sức đồng lòng để thực hiện lý tưởng thì chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh trong tương lai. Do đó, hãy cân nhắc lựa chọn các cá nhân và tổ chức phù hợp để cùng thành lập doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin về thành viên góp vốn.
Điều cuối cùng cần quan tâm khi xây dựng kế hoạch thành lập doanh nghiệp chính là chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ cần thiết, cụ thể:
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thủ tục.
Có thể thấy, việc xây dựng kế hoạch thành lập công ty bao gồm rất nhiều bước với quy trình khá phức tạp. Nếu bạn cảm thấy khó có thể cân nhắc đến toàn bộ các vấn đề nêu trên thì có thể liên hệ với Thuế Quang Huy để được hỗ trợ. Thuế Quang Huy đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện các quy trình trên một cách đơn giản và nhanh chóng với dịch vụ thành lập công ty, đưa doanh nghiệp của bạn nhanh chóng đi vào hoạt động, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra về mặt pháp lý với dịch vụ tư vấn doanh nghiệp.
Trên đây là quy trình xây dựng kế hoạch thành lập doanh nghiệp cụ thể từng bước. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Và nếu còn bất cứ thắc mắc gì, liên hệ ngay với Thuế Quang Huy qua thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết và đầy đủ.
Nhận tư vấn ngay bây giờ