Khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Danh mục: Doanh Nghiệp

Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp đã không còn là việc quá khó khăn nữa. Tuy nhiên, sẽ vẫn có rất nhiều lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mà bạn cần biết. Vậy thì những lưu ý này là gì. Chúng ta hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay.

I. Những lưu ý trước khi thành lập công ty

1. Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty

lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Phải xác định được cá nhân sẽ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Một khi đã quyết định thành lập công ty, việc đầu tiên bạn cần làm đó là phải xác định được cá nhân sẽ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đây chính là người có vai trò phụ trách trong các công việc như: ký giấy tờ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty kể từ lúc thành lập, …

Xem thêm: Muốn thành lập công ty cần những gì? Bạn đã biết chưa.

Việc chọn người đại diện sẽ tùy vào từng loại hình doanh nghiệp hoạt động mà họ sẽ giữ những vị trí, chức danh khác nhau. Ví dụ như: giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị,….Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về mức vốn tối thiểu mà người đại diện theo pháp luật sở hữu. Vậy nên theo đó:

  • Một người có thể là người đại diện theo pháp luật của nhiều công ty khác nhau;
  • Người đại diện theo pháp luật có thể góp vốn hoặc được thuê làm người đại diện cho một doanh nghiệp.

2. Đặt tên cho doanh nghiệp

luu-y-khi-thanh-lap-doanh-nghiep

Tên công ty không nên đặt trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn

Một trong những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp đó là đặt tên cho công ty. Việc đặt tên cho doanh nghiệp không ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh mà chỉ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Với công ty cổ phần: Công ty cổ phần + tên riêng.
  • Với công ty TNHH: Công ty TNHH + tên riêng (không phân biệt TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên).
Loại hình công tyTên hợp pháp
Công ty trách nhiệm hữu hạnCông ty TNHH – Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phầnCông ty CP – Công ty cổ phần
Công ty hợp danhCông ty HD – Công ty hợp danh
Doanh nghiệp tư nhânDNTN – Doanh nghiệp TN – Doanh nghiệp tư nhân

Theo kinh nghiệm thành lập công ty, bạn có thể lựa chọn tên doanh nghiệp sao cho thật phù hợp với sản phẩm kinh doanh, tên riêng, thương hiệu,… miễn sao tên công ty không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh với Phòng đăng ký kinh doanh.

Ví dụ, so với Công ty TNHH Hoa Hồng thành lập trước đó thì Công ty TNHH Hoa Hồng 123 được xem là gây nhầm lẫn, cần tránh khi đặt tên cho một công ty mới thành lập. Khách hàng sẽ dễ nhầm lẫn, không phân biệt được công ty bạn với các công ty khác, cũng như với công ty đối thủ.

3. Lựa chọn địa chỉ công ty

lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Bạn nên quan tâm đến địa chỉ trụ sở công ty.

Khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì? Đó là bạn nên quan tâm đến địa chỉ trụ sở công ty. Địa chỉ phải đầy đủ, chính xác, thông tin 4 cấp và được đặt ở nhà đất hoặc chung cư văn phòng. Nếu bạn đặt trụ sở công ty đặt ở chung cư thì phải có giấy tờ chứng minh phần diện tích đăng ký hoạt động được sử dụng làm văn phòng.

Xem thêm: Định nghĩa thành lập doanh nghiệp là gì? Bạn đã biết chưa.

Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp đặt trụ sở tại một nơi nhưng hoạt động tại một nơi khác. Với trường hợp này, bạn nên thành lập chi nhánh công ty hoặc địa điểm kinh doanh tại nơi hoạt động. Ngoài ra, bạn nên treo biển đầy đủ tại trụ sở công ty để tránh bị khóa mã số thuế với lý do là công ty không hoạt động tại trụ sở.

4. Xác định loại hình doanh nghiệp

những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Căn cứ vào quy mô, chiến lược kinh doanh để xác định loại hình doanh nghiệp

Căn cứ vào quy mô, chiến lược kinh doanh, kế hoạch thành lập doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 loại hình doanh nghiệp sau:

  • Công ty TNHH 1 thành viên:

Đây là loại hình doanh nghiệp chỉ có 1 người là chủ sở hữu công ty và toàn quyền quyết định mọi vấn đề.  Nếu như bạn kinh doanh quy mô nhỏ lẻ, chưa có khả năng huy động vốn nhiều hoặc muốn tự mình làm chủ, thì bạn nên lựa chọn loại hình này. Ưu điểm của loại hình này là chủ công ty TNHH 1 thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ.

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Loại hình này cần tối thiểu 2 thành viên và tối đa 50 thành viên nên dễ dàng hoạt động hơn. Công ty TNHH 2 thành viên cũng chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp, vậy nên nó giúp các thành viên tách biệt được tài sản cá nhân và tài sản góp vốn khi thành lập công ty.

Loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên được các nhà đầu tư chọn lựa nhiều bởi nó giảm thiểu khá nhiều rủi ro trong kinh doanh.

  • Công ty cổ phần

Ưu điểm đầu tiên và đặc biệt của công ty cổ phần này là khả năng huy động vốn rất cao bởi không giới hạn số lượng thành viên. Đồng thời, công ty cổ phần mang tính quy mô hơn so với các loại hình khác, do nó được quyền niêm yết và giao dịch cổ phần trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức nhân sự cũng như các thủ tục pháp lý liên quan tới loại hình công ty cổ phần lại khá phức tạp và cần lưu ý khá nhiều.

Xem thêm: Đăng ký thành lập doanh nghiệp ở đâu? Bạn đã biết chưa.

5. Xác định ngành nghề kinh doanh

nhung-19-luu-y-khi-thanh-lap-doanh-nghiep

Doanh nghiệp cần xác định ngành nghề kinh doanh.

Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mà bạn cần hết sức quan tâm là xác định ngành nghề kinh doanh. Khi thành lập doanh nghiệp, mọi người thường có xu hướng đăng ký nhiều mã ngành để tránh tình trạng phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề trong quá trình hoạt động sau này. Mặc dù số lượng ngành nghề kinh doanh không bị giới hạn, nhưng bạn cũng không nên đăng ký quá nhiều ngành nghề kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh sẽ có ngành nghề có điều kiện và ngành nghề không điều kiện. Nếu bạn đăng ký mã ngành kinh doanh có điều kiện sẽ phải thỏa các điều kiện của ngành nghề. Ngoài ra, có nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện không yêu cầu các giấy tờ pháp lý về ngành nghề khi nộp hồ sơ thành lập. Tuy nhiên, bạn phải xin giấy phép con (giấy phép kinh doanh ngành nghề) thì mới có thể hoạt động ngành nghề đó.

6. Đăng ký vốn điều lệ

những điều cần biết khi mở công ty

Lưu ý về đăng ký vốn điều lệ.

Hiện tại pháp luật không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đảm bảo vốn điều lệ, vốn pháp định hay vốn ký quỹ của ngành nghề đó.

Vốn điều lệ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài cũng như mức tính lệ phí môn bài sẽ căn cứ vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cụ thể:

  • Vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng: Thuế môn bài hàng năm là 2.000.000 VNĐ.
  • Vốn điều lệ > 10 tỷ đồng: Thuế môn bài hàng năm là 3.000.000 VNĐ.

Vốn điều lệ phải được góp đủ trong thời hạn 90 ngày

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, số vốn đã đăng ký phải được góp đủ hoặc có thể tiến hành thủ tục xin giảm vốn điều lệ. Hầu hết các doanh nghiệp đều không góp đủ số vốn đã cam kết trước đó trong thời hạn 90 ngày, dẫn đến khả năng có thể bị xử phạt trong trường hợp bị cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất.

nhung-luu-y-khi-thanh-lap-doanh-nghiep

Đăng ký vốn điều lệ

Thêm một lưu ý là thực tế, thủ tục tăng vốn điều lệ được cơ quan chức năng xét duyệt khá nhanh và đơn giản. Nhưng ngược lại thì thủ tục xin giảm vốn điều lệ lại khá phức tạp, thậm chí xác suất được duyệt hồ sơ khá là thấp.

Vốn điều lệ ảnh hưởng đến cam kết trách nhiệm

Vấn đề doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp không chỉ gây ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng, đối tác mà còn có thể ảnh hưởng đến việc vay vốn từ các ngân hàng. Tuy nhiên, nếu như số vốn điều lệ quá cao cũng sẽ kéo theo phạm vi cam kết trách nhiệm bằng tài sản cao hơn.

Trên thực tế, thì trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm thủ tục tăng vốn điều lệ. Chính vì vậy, bạn chỉ nên đăng ký số vốn điều lệ ở mức vừa phải phù hợp với năng lực tài chính và quy mô doanh nghiệp.

II. Những lưu ý sau khi thành lập công ty

Dưới đây là những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mà bạn nên nắm rõ:

1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Công bố nội dung đăng ký kinh doanh của mình

Các doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh của mình trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia sau khi thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi đăng ký kinh doanh. Thời hạn tối đa để thực hiện là 30 ngày kể từ khi được cấp giấy phép. Nếu doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị phạt sẽ từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ.

2. Lắp đặt biển tên doanh nghiệp

Với những công ty mới thành lập hoặc thành lập chi nhánh đều phải gắn tên doanh nghiệp hoặc chi nhánh tại trụ sở. Nếu doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị áp dụng mức phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ và phải gắn tên của doanh nghiệp theo quy định sau đó.

3. Khắc dấu công ty

Khắc dấu công ty là việc làm bắt buộc khi thành lập công ty. Việc khắc dấu được thực hiện đăng ký, khắc dấu tại Công an tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương. Con dấu sẽ chỉ được sử dụng sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

4. Kê khai hồ sơ thuế và đóng thuế

lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế

Nhiều bạn sẽ thắc mắc khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì? Bạn nên nhớ trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký hồ sơ thuế ban đầu. Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chậm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm.

Trong quá trình hoạt động, công ty sẽ cần đóng một số loại thuế cơ bản sau:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
  • Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
  • Lệ phí môn bài (tùy theo vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai).

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập.

5. Hoàn thành các giấy phép con (nếu có)

Nếu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bạn thuộc trường hợp mà pháp luật yêu cầu cần có giấy phép kinh doanh, hay giấy phép chứng nhận đủ điều kiện….thì đây được gọi là giấy phép con. Lúc đó, bắt buộc doanh nghiệp phải xin giấy phép đầy đủ và chỉ được hoạt động sau khi được cấp phép.

6. Đăng ký góp vốn theo quy định

Việc góp vốn sẽ tùy thuộc vào việc thành lập công ty theo loại hình nào, cụ thể:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Các thành viên và chủ sở hữu sẽ phải góp vốn đúng thời hạn và đầy đủ như cam kết
  • Công ty cổ phần: Thời gian góp vốn trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông phải góp đủ số cổ phần mà mình đã cam kết.

7. Đăng ký chữ ký số và tài khoản ngân hàng công ty

những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Công ty cần đăng ký tài khoản ngân hàng để giao dịch

Công ty cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng để có thể thực hiện các giao dịch tài chính. Chủ doanh nghiệp cần ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để mở tài khoản.

Ngoài ra, công ty còn phải mua chữ ký số theo đúng quy định để nộp tờ khai báo cáo thuế đóng thuế online. Sau đó, kế toán của doanh nghiệp sẽ sử dụng chữ ký này để đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp theo quy định của nhà nước.

8. Tìm kiếm kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài

Công ty bạn cần có 1 kế toán có kinh nghiệm để đi vào hoạt động. Tuy nhiên nếu bạn không có ý định thuê kế toán hoặc đang trong quá trình tuyển thì bạn có thể tìm đến dịch vụ kế toán thuê ngoài của Thuế Quang Huy. Lúc này, Thuế Quang Huy sẽ tiến hành kê khai và nộp các tờ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp để đảm bảo việc kê khai thuế ban đầu đúng quy định của pháp luật.

9. Đăng ký hóa đơn điện tử

lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng

Doanh nghiệp cần phải liên hệ nhà cung cấp hoá đơn điện tử để mua hoá đơn và đăng ký sử dụng hoá đơn với cơ quan thuế thì mới được xuất hoá đơn cho doanh nghiệp.

III. Thuế Quang Huy – Dịch vụ thành lập công ty uy tín và chuyên nghiệp

Có rất nhiều lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, nếu mới lần đầu thành lập công ty chắc hẳn dù chuẩn bị tốt tới đâu thì vẫn sẽ có thiếu sót và bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi về thành lập doanh nghiệp. Và không phải chủ doanh nghiệp nào cũng đủ chuyên môn và kinh nghiệm để tự thực hiện. Nếu cảm thấy quá khó khăn trong quá trình thực hiện bạn có thể tìm đến dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của Thuế Quang Huy. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu tại TP.HCM.

những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Thuế Quang Huy là dịch vụ thành lập công ty uy tín hàng đầu tại TP.HCM.

Khi khách hàng đến với Thuế Quang Huy, bạn sẽ được:

  • Tư vấn miễn phí 24/7, giải đáp 100% các thắc mắc của Quý khách hàng.
  • Tư vấn về ngành nghề kinh doanh, thủ tục hồ sơ cần thiết.
  • Hoàn thiện các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đăng ký.
  • Nộp hồ sơ và nhận kết quả giao cho khách hàng tận nhà.
  • Tư vấn hỗ trợ trong suốt quá trình hoạt động.
  • Chi phí cạnh tranh và ưu đãi nhất thị trường.

IV. Những câu hỏi thường gặp

Vốn điều lệ có ảnh hưởng như thế nào?

Vốn điều lệ ảnh hưởng đến các vấn đề sau:

  • Mức đóng lệ phí môn bài.
  • Làm ảnh hưởng đến lòng tin từ phía khách hàng, tối tác.
  • Khả năng để duyệt vay vốn ngân hàng.
  • Khả năng góp vốn trong thời hạn cho phép 90 ngày.
  • Vốn điều lệ quá cao khó làm thủ tục giảm vốn.
  • Vốn điều lệ quá cao đồng nghĩa với các cam kết trách nhiệm cao, rủi ro cũng cao.

Thành lập công ty cần lưu ý điều gì?

Khi tiến hành các thủ tục để thành lập công ty, cần lưu ý:

  • Lựa chọn loại hình công ty sao cho phù hợp với số lượng thành viên và cổ đông.
  • Tra cứu, đặt tên công ty không được bị nhầm lẫn và trùng lặp.
  • Đăng ký mã ngành và chi tiết mã ngành phải đúng và đủ.
  • Đăng ký vốn điều lệ phù hợp với quy mô, khả năng tài chính thực tế của công ty.
  • Cá nhân khi làm người đại diện pháp luật phải phù hợp với những quy định hiện hành.
  • Địa chỉ của trụ sở chính có chức năng kinh doanh, thương mại, xác thực tại Việt Nam.

Thành lập công ty cổ phần cần lưu ý điều gì?

Với loại hình công ty cổ phần, trước khi thành lập cần lưu ý về số lượng thành viên, tối thiểu 3 thành viên và không giới hạn thành viên góp vốn. Đây cũng là điều kiện đầu tiên để có thể mở công ty cổ phần. Bên cạnh đó còn có thêm những lưu ý về các vấn đề sau:

  • Vốn điều lệ.
  • Tên công ty cổ phần.
  • Địa chỉ của công ty cổ phần.
  • Ngành nghề công ty đăng ký kinh doanh.
  • Người đại diện pháp luật ứng với chức danh theo quy định của loại hình công ty.

Thành lập công ty TNHH cần lưu ý điều gì?

Đối với việc thành lập công ty TNHH, trước khi làm thủ tục cần hiểu biết về các quy định của: Mức vốn điều lệ, cách đặt tên công ty, loại hình thành lập, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ công ty, cá nhân đại diện pháp luật.

Trên đây là những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mà Thuế Quang Huy đã tổng kết được để chia sẻ với những ai đang có ý định mở công ty. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình mở công ty, bạn hãy liên hệ đến Thuế Quang Huy để được hỗ trợ nhiệt tình và chu đáo nhất nhé.

Đánh giá bài viết
avatar

Lưu Văn Tuấn

Ông Lưu Văn Tuấn là CEO của Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán Thuế và Cung ứng lao động Quang Huy. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế, ông Tuấn là một chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp các giải pháp tốt nhất về kế toán - thuế, tài chính.

Hãy gọi

0917371518

Thuế Quang Huy - Luôn đồng hành cùng bạn

Nhận tư vấn ngay bây giờ

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận