- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Mã ngành nghề kinh doanh là gì? Hiện nay quy định về mã ngành nghề kinh tế tại Việt Nam được quy định như thế nào? Hãy cùng Thuế Quang Huy giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!
Hiện nay, các điều luật vẫn chưa đưa ra khái niệm ngành nghề kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên, ta có thể hiểu rằng ngành nghề kinh doanh được xác định từ mục đích thành lập và chiến lược phát triển của doanh nghiệp do nhà đầu tư hoặc thành viên sáng lập quy định.
Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa nhằm thể hiện ngành nghề kinh doanh cụ thể. Thông thường, chúng được chuyển đổi theo bảng chữ cái hoặc bằng số.
Dựa vào các khái niệm trên, khi doanh nghiệp đăng ký mã ngành nào thì chỉ được phép hoạt động trong phạm vi ngành nghề theo đúng quy định của pháp luật. Theo quy định hiện nay, hệ thống mã ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam gồm 5 cấp theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg:
Hệ thống mã ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam gồm 5 cấp.
Để đăng ký mã ngành nghề kinh doanh đúng quy định pháp luật và phù hợp với định hướng chiến lược của công ty, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định dưới đây.
Đối với ngành nghề kinh doanh này cần đăng ký theo mã ngành cấp 4, sau đó bổ sung thêm mã ngành cấp 5 theo đúng như quy định của pháp luật (nếu có).
Đối với các trường hợp muốn ghi chép chi tiết hơn về mã ngành cấp 4 thì đầu tiên cần chọn một ngành nghề cấp 4 sau đó ghi chép ngành nghề kinh doanh phù hợp với mã ngành và mã ngành đó.
Ví dụ như: Đăng ký ngành nghề kinh doanh vải
Căn cứ vào Điều 7 Luật Đầu tư 2020, khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện là các ngành, nghề có hoạt động đầu tư kinh doanh đáp ứng điều kiện vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, an toàn đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Mã ngành nghề kinh doanh này được ghi chép theo mã ngành đăng ký kinh doanh trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam quy định về ngành đó. Ví dụ như: Mã ngành 4649 – Kinh doanh dược phẩm và dược liệu.
4649 là mã ngành của Kinh doanh dược phẩm và dược liệu.
Đối với các trường hợp ngành, nghề đầu tư không được liệt kê trong danh sách mã ngành kinh tế Việt Nam được quy định chi tiết dựa theo văn bản pháp luật hiện hành về ngành, nghề đó. Ví dụ như kinh doanh thiết bị vật tư Phòng cháy chữa cháy, dựa theo quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
Ngành nghề kinh doanh bị cấm là nhóm ngành, nghề bị pháp luật liệt kê vào danh sách cấm và không được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, cần lưu ý 7 ngành nghề dưới đây:
Doanh nghiệp cần cập nhật các quy định về mã ngành nghề kinh doanh mới nhất để có thể lựa chọn đúng mã ngành theo pháp luật. Do đó nhà đầu tư cần nắm rõ thông tin sau:
Đối với các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước ngày 20/08/2018:
Đối với các doanh nghiệp đăng ký thành lập sau ngày 20/08/2018 bắt buộc phải cập nhật lại mã ngành nghề kinh doanh theo hệ thống mã ngành kinh tế mới.
Tuy nhiên, các cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn khuyến khích các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư nên cập nhật, thay đổi theo hệ thống mã ngành mới để tránh các trường hợp phát sinh, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sau này của doanh nghiệp.
Quy định về mã ngành kinh doanh theo hệ thống mới.
Đối với các trường hợp bổ sung mã ngành kinh tế, cần thực hiện theo thủ tục sau:
Trong thời gian 10 ngày (tính từ ngày bắt đầu sự thay đổi), doanh nghiệp cần đưa ra thông báo bổ sung hoặc thay đổi mã ngành nghề kinh doanh.
Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
Quy trình: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thời gian xử lý trong 03 ngày.
Bên cạnh hình thức nộp trực tiếp, nhà đầu tư có thể nộp qua mạng theo 02 hình thức:
Thời gian xử lý hồ sơ diễn ra trong 03 ngày sau khi phê duyệt.
Để tra cứu mã ngành nghề kinh doanh, có 2 cách sau đây:
Truy cập vào website và nhập tên hoặc mã số thuế vào ô tra cứu.
Tuy chưa có khái niệm chính xác về ngành nghề kinh doanh, nhưng có thể hiểu rằng đây là ngành, nghề được các nhà đầu tư xây dựng từ mục đích kinh doanh và định hướng phát triển ban đầu của doanh nghiệp. Có các loại ngành nghề sau: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.
Mã ngành nghề kinh doanh là dãy các ký tự được mã hóa theo thứ tự bảng chữ cái hoặc bằng các con số để đại diện cho một ngành nghề kinh tế cụ thể.
Đăng ký kinh doanh là việc đăng ký với các cơ quan chức năng về doanh nghiệp dự kiến thành lập hoặc đăng ký những thay đổi về ngành nghề kinh doanh, tên doanh nghiệp hoặc địa chỉ…Các thông tin này sẽ được lưu trữ vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 gồm 486 ngành và được quy đổi bằng 4 số dựa trên mã ngành cấp 3 tương ứng trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là các ngành, nghề có các hoạt động đầu tư, kinh doanh đáp ứng được các yêu cầu quy định của pháp luật như lý do quốc phòng, trật tự an ninh quốc gia hoặc sức khỏe cộng động, an toàn xã hội.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản do các cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp và ghi lại các thông tin đăng ký của doanh nghiệp. Văn bản có thể là giấy hoặc tài liệu điện tử.
Trên đây là các nội dung quan trọng về quy định mã ngành nghề kinh doanh được Thuế Quang Huy tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu về dịch vụ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!
Nhận tư vấn ngay bây giờ