- Trang chủ
- Giới thiệu
- Thành lập công ty
- Cung ứng lao động
- Kế toán thuế
- Giấy phép
- Dịch vụ khác
- Văn bản pháp luật
- Tin tức
- Tuyển dụng
Giữa hộ kinh doanh và công ty có những ưu, nhược điểm khác nhau tùy theo nhu cầu và lĩnh vực kinh doanh. Vậy đâu là loại hình phù hợp? Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh thì tốt? Nếu bạn đang có ý định kinh doanh cần phải đọc bài viết này nhé!
Nội dung chính
Hộ kinh doanh được định nghĩa tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể là tại khoản 1 Điều 79. Theo đó thì hộ kinh doanh sẽ được hiểu là cá nhân hoặc các thành viên của hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình (của hộ gia đình) đối với hoạt động kinh doanh đó.
Trong trường hợp các thành viên đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì sẽ chọn ra 1 thành viên để ủy quyền làm người đại diện cho hộ. Lúc này thì người đại diện hộ kinh doanh hoặc cá nhân đăng ký hộ kinh doanh sẽ là chủ hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh không được xem là doanh nghiệp. Bởi vì để được xem là doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện là có tên riêng, có tài sản, có đăng ký thành lập doanh nghiệp và có quy mô, tổ chức. Xét về hộ kinh doanh thì nó không đáp ứng đủ các điều kiện để được xem là một doanh nghiệp.
Những người không được thành lập hộ kinh doanh bao gồm:
Hiện nay pháp luật nước ta vẫn chưa có khái niệm cụ thể công ty là gì mà chỉ liệt kê các loại hình công ty bao gồm: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Tuy nhiên, có thể dựa theo các đặc điểm của các loại công ty trên mà suy ra khái niệm công ty là doanh nghiệp có tính tổ chức, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch; phải được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định.
Về cơ bản thì hộ kinh doanh và công ty đều được thành lập nhằm mục đích sinh lời cho các cá nhân. Tuy nhiên, khi lựa chọn hình thức thành lập thì sẽ có những điểm khác nhau. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của hộ kinh doanh và công ty. Để có thể diễn dãi dễ hiểu hơn thì chúng ta sẽ cùng so sánh giữa hộ kinh doanh và công ty trách nhiệm hữu hạn nhé.
Ở hộ kinh doanh chỉ cần đăng ký kinh doanh tại cơ quan cấp huyện và không cần có con dấu. Tuy nhiên, nếu là công ty nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng thì phải đăng ký kinh doanh và bắt buộc phải có con dấu.
Bên cạnh đó, ở một vài lĩnh vực nhất định thì khi đăng ký thành lập công ty cần phải đảm bảo đủ điều kiện về ngành nghề, về vốn,…. Còn hộ kinh doanh thì không quá bắt buộc về vốn.
Quy mô của hộ kinh doanh thường nhỏ, tuy hiện nay luật không quy định số lượng người lao động tối đa là 10 người như trước nhưng thực tế thì số lượng người lao động tại các hộ kinh doanh cũng không nhiều. Hộ kinh doanh khi buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, địa điểm có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất.
Ngược lại, ở quy mô của công ty thì lực lượng lao động nhiều hơn và không bị giới hạn. Kể cả địa điểm kinh doanh cũng không bị giới hạn.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Còn ở hộ kinh doanh thì phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nếu việc kinh doanh gặp phải các vấn đề. Điều đó có nghĩa là chế độ trách nhiệm của hộ kinh doanh nặng hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn.
Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân thì chế độ trách nhiệm sẽ gần giống với hộ kinh doanh khi chủ doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Từ những so sánh trên, chúng ta có thể rút ra những ưu, nhược điểm của cả 2 như sau:
Hộ kinh doanh
Công ty
Như vậy thì bạn nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể? Câu trả lời đúng nhất sẽ tùy thuộc vào mục đích và tình hình thực tế của bạn.
Nếu như bạn muốn kinh doanh nhỏ lẻ với số lượng nhân công không nhiều và mọi quy trình trong hoạt động kinh doanh đơn giản thì hãy đăng ký lập hộ kinh doanh. Nếu bạn định hướng kinh doanh lâu dài và có quy mô lớn, có tổ chức hơn thì hãy đăng ký thành lập công ty.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn cách thành lập hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động kinh doanh mà bạn muốn, sau khi hoạt động kinh doanh đã ổn định và phát triển thì chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang công ty.
Trên đây là những thông tin chia sẻ nhằm giúp bạn hiểu rõ hộ kinh doanh và công ty có gì khác biệt. Bên cạnh đó là lời khuyên nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh. Nếu bạn quyết định thành lập công ty nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Quang Huy nhé!