- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Pháp luật Việt Nam có những quy định rõ ràng về vấn đề người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Vậy, những quy định đó là gì? Thủ tục để thành lập công ty ở Việt Nam có khó khăn gì không? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết bên dưới.
Hiện nay, người nước ngoài nếu muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì phải thực hiện theo 1 trong 2 hình thức bên dưới:
Đây cũng là hình thức được sử dụng nhiều nhất hiện nay, chính là góp vốn hoặc mua cổ phần, phần vốn sẽ góp vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
Xem thêm:
Ưu điểm của hình thức này là quy trình thực hiện thuận tiện và nhanh chóng, có thể ngay lập tức tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại thì hình thức này cũng tồn đọng một số hạn chế. Tại khoản 2 điều 26 Luật Đầu tư năm 2022 có quy định về các trường hợp đầu tư góp vốn và mua cổ phần với phần vốn góp lớn hơn 50%.
Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
…
2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Do vậy, trên thực tế nhà đầu tư nếu muốn góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trên 50% thì phải tiến hành đăng ký thực hiện dự án đầu tư dẫn đến tốn nhiều thời gian.
Hình thức thứ 2 là thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế mới. Nghĩa là, nhà đầu tư có thể xin thực hiện các dự án đã có công ty dự kiến thực hiện. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ đăng ký thành lập công ty.
Hình thức này có nhược điểm là tốn nhiều thời gian, nhưng lại đảm bảo về tính an toàn cho nhà đầu tư thực hiện.
2 hình thức người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Dưới đây là các điều kiện cần đáp ứng để người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:
Điều kiện người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cần phải trải qua quy trình bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin doanh nghiệp
Các thông tin cần chuẩn bị bao gồm tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật, loại hình doanh nghiệp và vốn điều lệ
Bước 2: Đăng ký xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài phải làm hồ sơ cụ thể để xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bao gồm:
Bước 3: Đăng ký xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đã xin được giấy phép đầu tư, bạn sẽ cần làm các thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với hồ sơ cụ thể như sau:
Bước 4: Hoàn thành thủ tục sau thành lập và công bố thông tin
Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần phải tiến hành công bố thông tin lên Cổng thông tin điện tử quốc gia trong thời gian 30 ngày kể từ khi nhận được giấy phép.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chú ý treo biển hiệu công ty, làm và công khai mẫu dấu, phát hành hóa đơn, lập tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch, kê khai, đóng thuế và đăng ký chữ ký số.
Bước 5: Hoàn thành điều kiện và xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
Nếu nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh các lĩnh vực có điều kiện thì cần phải hoàn thiện đầy đủ các điều kiện, đồng thời xin giấy phép sau đó mới được tiến hành hoạt động.
Còn nếu bạn kinh doanh các ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì doanh nghiệp có thể đi ngay vào hoạt động sau khi hoàn thiện các thủ tục thành lập.
Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bên cạnh những thông tin liên quan đến quy trình thành lập, Quang Huy cũng nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam như:
Theo quy định của Pháp luật hiện nay, các loại hình doanh nghiệp hiện có đều có thể nhận góp vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu muốn có được những ưu đãi trong quá trình hoạt động, cũng như để quản lý công ty dễ dàng hơn thì bạn nên lựa chọn một trong những hình thức công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên là phù hợp nhất.
Những loại hình này thường có mô hình đơn giản, dễ quản lý đồng thời quá trình thực hiện các thủ tục như góp vốn, mua cổ phần hay mua phần vốn góp cũng sẽ tiện lợi hơn.
Chi phí thành lập công ty ở Quang Huy luôn được bao giá trọn gói và hoàn toàn không có phát sinh các chi phí nào khác. Tất cả các thông tin về chi phí đều được minh bạch và rõ ràng bên trong hợp đồng mà khách hàng ký kết.
Khi lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Quang Huy, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng để làm việc với các cơ quan có thẩm quyền. Đội ngũ nhân viên Quang Huy có đầy đủ kiến thức và trình độ để đảm bảo lợi ích, nhu cầu cho khách hàng.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và thành lập công ty, Thuế Quang Huy cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ hàng đầu. Khi lựa chọn dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi, Quang Huy luôn cam kết:
Hy vọng một số thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được quy trình để người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì khác, hãy liên hệ ngay với Quang Huy để được giải đáp đầy đủ.
Nhận tư vấn ngay bây giờ