- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Đăng ký kinh doanh là một trong những quy trình tất yếu buộc doanh nghiệp phải thực hiện ngay trong quy trình hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên hoạt động này bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố như thủ tục hồ sơ, ngành nghề kinh doanh, việc lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính,…Do đó, để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp hoàn tất quy trình thành lập doanh nghiệp dễ dàng, Thuế Quang Huy mời bạn tham khảo bài viết về quy định địa chỉ đăng ký kinh doanh dưới đây!
Theo đó, đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập đăng ký thông tin về doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.
Khái niệm đăng ký kinh doanh không chỉ giới hạn ở các loại hình doanh nghiệp, thuật ngữ này còn mở rộng với các hình thức đăng ký hộ kinh doanh, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã.
Các quy định về đăng ký địa điểm kinh doanh được căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Như đã đề cập ở trên, các khái niệm về đăng ký kinh doanh hiện nay đã được bãi bỏ và thay thế bằng thuật ngữ đăng ký doanh nghiệp. Có thể hiểu rằng địa chỉ đăng ký kinh doanh là đăng ký địa chỉ – nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Căn cứ vào quy định địa chỉ đăng ký kinh doanh tại Điều 42 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 thì trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 28 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 thì địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Địa chỉ đăng ký kinh doanh là gì?
Hiện nay có 3 loại hình chung cư chính: Chung cư chỉ để ở, nhà chung cư để kinh doanh và nhà chung cư hỗn hợp vừa là nơi ở, vừa kinh doanh. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 thì doanh nghiệp không được sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
Đối với loại hình chung cư hỗn hợp có phân định khu vực sử dụng cho mục đích kinh doanh riêng thì doanh nghiệp được phép sử dụng phần diện tích đó cho các hoạt động kinh doanh mà không lo trái quy định với pháp luật.
Ngoài ra, một số trường hợp sau đây không được phép kinh doanh tại loại hình chung cư hỗn hợp như:
Quy định địa chỉ đăng ký kinh doanh tại chung cư không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh của Việt Nam mà còn có hiệu lực với các doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
Trên thực tế, sẽ có một số địa điểm không cho phép kinh doanh một số ngành nghề nhất định vì một số lý do như ảnh hưởng đến an ninh trật tự hoặc an toàn sức khỏe cư dân.
Do đó trước khi đăng ký giấy phép, cần tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về địa điểm đó có phù hợp với ngành nghề mà bạn dự định kinh doanh hay không.
Nên lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với địa bàn.
Thông thường, nhiều ngành nghề sẽ đòi hỏi giấy chứng nhận trước khi bắt đầu kinh doanh. Đây được gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và địa chỉ trụ sở chính là yếu tố quyết định tới điều kiện được cấp giấy phép.
Căn cứ vào các quy định tại Nghị định 67/2016/NĐ-CP các doanh nghiệp buôn bán, sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các quy định địa chỉ đăng ký kinh doanh tại văn bản này.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 31 Luật Doanh Nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn trực tiếp tại trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Như vậy, việc treo biển hiệu tại các địa điểm này là nghĩa vụ bắt buộc của các công ty. Theo đó, biển hiệu phải đảm bảo có đầy đủ thông tin sau:
Ngoài ra, quy định địa chỉ đăng ký kinh doanh bắt buộc treo biển hiệu cần lưu ý về kích thước như sau:
Treo biển hiệu là nghĩa vụ bắt buộc của các đơn vị kinh doanh.
Vì trụ sở chính là tài sản hợp pháp của doanh nghiệp, do đó địa chỉ phải chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp. Vì lý do trên doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định địa chỉ đăng ký kinh doanh theo đúng pháp luật.
Cách đặt địa chỉ kinh doanh cần tuân thủ theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh Nghiệp năm 2020. Điều khoản nêu rõ rằng trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp nên lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính ổn định và lâu dài. Vì lựa chọn trụ sở chính rất quan trọng, đây là một trong những vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi thành lập doanh nghiệp.
Trên thực tế những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thường đòi hỏi giấy phép kinh doanh trước khi bắt đầu hoạt động. Trong đó, địa chỉ kinh doanh liên quan trực tiếp tới điều kiện được cấp giấy phép. Ví dụ như:
Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để đăng ký địa chỉ kinh doanh cần thực hiện theo trình tự 2 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Nộp hồ sơ đăng ký địa chỉ kinh doanh tại Sở kế hoạch và Đầu tư nơi mà doanh nghiệp đăng ký thành lập địa chỉ kinh doanh.
Bài viết trên là toàn bộ nội dung về quy định về địa chỉ đăng ký kinh doanh được Thuế Quang Huy tổng hợp gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp.
Trong quá trình tìm hiểu nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu về sử dụng dịch vụ tại Thuế Quang Huy, hãy liên hệ ngay! Với đội ngũ tư vấn miễn phí 24/7, chúng tôi sẵn sàng giải đáp 100% các thắc mắc của Quý khách hàng một cách đầy đủ nhất!
Nhận tư vấn ngay bây giờ