- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, việc thành lập công ty luật cần phải tuân thủ mọi điều kiện và quy định mà pháp luật đã đề ra. Để tránh các sai sót không đáng có, hãy tìm hiểu ngay điều kiện và các thủ tục cần có khi thành lập văn phòng luật.
Điều kiện để thành lập công ty luật được quy định tại Điều 34 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2012) bao gồm:
Điều 34. Công ty luật
1. Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
2. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
3. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
4. Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.
5. Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Ngoài ra, điều kiện thành lập công ty tư vấn luật
Để được cấp phép thành lập công ty luật, các chủ doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:
Luật là loại hình kinh doanh đặc thù, do đó người thành lập doanh nghiệp cần phải có chứng chỉ hành nghề và thẻ luật sư.
Khoản 15 Điều 1 Luật luật sư năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật luật sư 2006 có quy định một luật sư chỉ được hành nghề hoặc tham gia thành lập duy nhất 1 tổ chức hành nghề luật sư. Nếu luật sư ở các Đoàn khác nhau thì có thể cùng tạo thành một công ty luật, thành lập và đăng ký hoạt động tai nơi có Đoàn luật sư đó, mà một trong số họ là thành viên.
Tại Khoản 1 Điều 34 Luật Luật sư 2006 cũng đã quy định về điều kiện thành viên công ty luật như sau:
Điều 34. Công ty luật
1. Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
Không chỉ vậy, điều kiện thành lập công ty tư vấn pháp luật về yêu cầu thành viên còn được quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 số 20/2012/QH13 có hiệu lực từ ngày 01-07-2013:
Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
…
3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
4. Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
5. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
Lưu ý: Quyết định 1319/QĐ-BTP được ban hành 08/06/2018 đã bãi bỏ điều kiện luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập phải có ít nhất 2 năm hành nghề liên tục theo Luật Luật sư 2012. Tuy nhiên, do Luật vẫn còn hiệu lực cho nên các quy định trên vẫn sẽ được giữ nguyên.
Khác với các loại hình, ngành nghề khác, ngành về pháp luật tuy đặc thù nhưng lại không hề có quy định về vốn. Các công ty luật được tự do đăng ký mức vốn tùy vào khả năng, quy mô và định hướng của doanh nghiệp.
Loại hình doanh nghiệp kinh doanh về luật chỉ được phép thuộc 1 trong 3 loại hình sau đây:
Xem thêm:
Tại Khoản 5 Điều 34 Luật Luật sư 2006 có ghi rõ quy định về tên doanh nghiệp luật như sau:
Điều 34. Công ty luật
…
5. Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tên của doanh nghiệp cần phải được viết bằng tiếng Việt, phù hợp với thuần phong mỹ tục và không được trùng hay gây nhầm lẫn với bất cứ tên công ty hay các tổ chức khác cũng hành nghề luật.
Tên công ty không được phép sử dụng tên hay một phần tên của các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang hay các tổ chức chính trị, nghề nghiệp, xã hội… trực thuộc các ban ngành và đoàn thể nhà nước. Trừ trường hợp điều này được các tổ chức đó chấp thuận.
Nếu tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài, có thể giữ nguyên tên riêng bằng tiếng Việt, hoặc dịch ra gần đúng nhất so với tên tiếng Việt.
Nếu tên công ty viết tắt, bắt buộc phải viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên riêng bằng tiếng nước ngoài. Bên cạnh đó, tên doanh nghiệp cũng còn phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp cụ thể:
Địa điểm của văn phòng luật cần phải cố định, có địa điểm cụ thể và xác định trên lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các quy định theo pháp luật.
Điều kiện thành lập công ty luật.
Hồ sơ thành lập công ty luật được quy định tại Điều 35 Luật Luật sư 2006 và Nghị định 123/2013/NĐ-CP bao gồm các giấy tờ sau:
Thủ tục trước khi thành lập công ty luật.
Nếu lựa chọn dịch vụ thành lập công ty luật tại Quang Huy, quy trình cụ thể sẽ diễn ra như sau:
Sau khi đã tiếp nhận đầy đủ thông tin của khách hàng, nhân viên Quang Huy sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết để hoàn thiện bộ hồ sơ. Trong ngày đầu tiên, nhân viên Quang Huy sẽ hoàn tất soạn thảo hồ sơ để khách hàng ký tên, chuẩn bị nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhân viên Quang Huy sẽ đại diện cho khách hàng để nộp hồ sơ lên Sở Tư pháp. Thời hạn để Sở giải quyết hồ sơ là từ 10-15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Nhân viên Quang Huy sẽ tiếp tục đại diện cho khách hàng, làm việc trực tiếp với Sở Tư pháp để nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nếu hồ sơ không xảy ra bất cứ sai sót nào.
Ngay khi nhận được giấy chứng nhận thành lập công ty luật và mã số thuế, nhân viên Quang Huy sẽ tiến hành làm con dấu và bàn giao lại cho khách hàng.
Nhân viên Quang Huy sẽ tiến hành bàn giao lại đầy đủ các loại hồ sơ cho công ty luật tại địa chỉ được yêu cầu sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và khắc con dấu.
Để không vướng phải các rắc rối với thuế nhà nước, công ty luật cần phải thực hiện đầy đủ thủ tục. Nhân viên Quang Huy sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn cách thực hiện các công việc này.
Lưu ý: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên. (Căn cứ theo Điều 35 Luật Luật sư 2006)
Quy trình thành lập công ty luật.
Công việc cần làm sau khi thành lập công ty luật.
Chỉ với 1.080.000 đồng, nhân viên Quang Huy sẽ thay bạn hoàn thành thủ tục thành lập công ty luật. Cụ thể:
Danh mục chi phí thành lập công ty luật | Tổng chi phí (VNĐ) |
Phí dịch vụ thành lập công ty của Quang Huy | 250.000 |
Lệ phí nộp cho Sở Tư pháp | 200.000 |
Lệ phí khắc dấu công ty | 450.000 |
Lệ phí ủy quyền cho Nhân viên Quang Huy nộp hồ sơ đăng ký thành lập và nhận giấy phép kinh doanh | 180.000 |
Tổng chi phí | 980.000 (Không phát sinh phụ phí) |
Thời gian thành lập công ty luật từ 10-15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Quang Huy là một trong những đơn vị uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp TPHCM và hỗ trợ pháp luật, trong đó có dịch vụ thành lập công ty luật trọn gói. Khi sử dụng dịch vụ này, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau đây:
Trong quá trình thành lập công ty luật, dưới đây là những câu hỏi Quang Huy thường xuyên gặp nhất:
Mỗi luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia vào duy nhất một tổ chức, công ty hoặc văn phòng hoạt động trong lĩnh vực luật.
Hiện nay không còn yêu cầu phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm nữa mà chỉ có chứng chỉ hành nghề luật sư và thẻ luật sư là đã đủ điều kiện để thành lập công ty luật.
Một số câu hỏi thường gặp.
Trên thực tế, khi đăng ký thủ tục thành lập công ty luật chỉ cần ghi chi tiết: Tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện bên ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác.
Mỗi một luật sư chỉ được thành lập hoặc là tham gia thành lập một tổ chức, công ty hoạt động và tư vấn pháp luật.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đứng đầu công ty hay trưởng phòng luật sư cần phải gửi văn bản thông báo cho Đoàn luật sư mà họ là thành viên kèm với bản sao giấy đăng ký hoạt động trong thời gian là 7 ngày.
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến quy trình thành lập công ty luật. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn xác định được lĩnh vực kinh doanh cũng như loại hình kinh doanh phù hợp nhất. Nếu còn có câu hỏi gì liên quan, liên hệ ngay với Quang Huy để được tư vấn và giải đáp tận tình.
Nhận tư vấn ngay bây giờ
No comments
We are sorry. Comments are closed.