- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Địa điểm kinh doanh là gì? Khi nào phải thành lập địa điểm kinh doanh công ty? Hồ sơ và thời hạn giải quyết là bao lâu? Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh có những điểm gì cần đặc biệt lưu ý? Hãy để Thuế Quang Huy đồng hành cùng bạn qua các hướng dẫn chi tiết sau.
Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, bao gồm các hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, địa điểm kinh doanh có thể hiểu là một đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ và là nơi có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh khi có hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính.
Địa điểm kinh doanh là gì?
Ví dụ: Công ty A có đăng ký trụ sở chính tại địa chỉ B nhưng có mở thêm 1 cơ sở kinh doanh tại địa điểm C, công ty A phải đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại địa điểm C để có thể hoạt động kinh doanh tại đây.
Xem thêm:
Theo Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Một số quy định khi thành lập địa điểm kinh doanh.
Theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa chỉ đăng ký kinh doanh có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh.
Theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này sẽ không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh bao gồm 2 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin và hồ sơ cho việc thành lập địa điểm kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì thông báo địa chỉ đăng ký kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký.
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Trình tự thông báo lập địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo thành lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:
Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký địa điểm kinh doanh thì Quang Huy là một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín với chi phí chỉ từ 1.000.000đ.
Quang Huy sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký địa điểm kinh doanh và trao tận nơi Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh cho khách hàng chỉ trong vòng 3 ngày làm việc.
Quang Huy cam kết toàn bộ quá trình thực hiện dịch vụ sẽ không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác.
Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh.
Năm 2022, khi doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài thì địa điểm kinh doanh mới thành lập trong năm 2022 cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài theo chi nhánh hoặc doanh nghiệp chủ quản.
Trường hợp doanh nghiệp đã hoạt động từ các năm trước nhưng năm 2022 mới thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh thành lập năm 2022 vẫn phải nộp lệ phí môn bài.
Số lượng thành lập địa điểm kinh doanh là không giới hạn.
Chức năng của địa điểm kinh doanh là:
Các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh:
Theo luật doanh nghiệp 2020 thì có 4 dạng địa chỉ hoạt động kinh doanh là:
Như vậy, Văn phòng đại diện là loại địa chỉ duy nhất của công ty không được triển khai hoạt động kinh doanh.
Ưu điểm
Nhược điểm
Có, hiện nay công ty có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nếu tại địa điểm kinh doanh không phát sinh những hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh thì không cần mua chữ ký số. Trong trường hợp công ty phát sinh mua bán hàng hoá thì cần mua chữ ký số riêng cho địa điểm kinh doanh.
Đối với một địa điểm khác tỉnh nơi hoạt động kinh doanh diễn ra: Địa điểm sử dụng cùng một biểu mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm và gửi thông báo phát hành hóa đơn cho từng địa điểm, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.
Trường hợp không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì không phải kê khai chỉ cần thực hiện: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh daonh cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh được cập nhật mới nhất, hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần tìm hiểu kĩ hơn, đừng ngần ngại liên hệ với Thuế Quang Huy nhé!
Nhận tư vấn ngay bây giờ