Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh là một trong những điều kiện các chủ doanh nghiệp cần biết trước khi thành lập công ty. Trong bài viết này, Thuế Quang Huy sẽ hướng dẫn doanh nghiệp đầy đủ các bước cần thiết khi làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, bao gồm các loại giấy tờ, quy trình thực hiện và những thông tin khác có liên quan.
Nội dung chính
I. Khái niệm giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là loại giấy phép được cấp cho các công ty có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký công ty
II. Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 năm 2020.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Luật đầu tư 2020.
Quyết định 27/2018/QĐ-TTG
Các văn bản quy phạm pháp luật đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.
III. Lưu ý trước khi đăng ký kinh doanh
1. Loại hình doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam gồm: công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Tùy vào điều kiện công ty, chủ thể thành lập hoặc vốn điều lệ,… mà các nhân hay tổ chức lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
2. Ngành nghề kinh doanh
Việc kinh doanh hiện nay khá đơn giản nhưng thủ tục sẽ phức tạp hơn đối với những ngành nghề nhạy cảm hoặc có thể ảnh hưởng đến an ninh- trật tự xã hội. Vì vậy để nhà nước quản lý hiệu quả, doanh nghiệp cần xin giấy phép kinh doanh sau khi đã đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện theo các bước:
Bước 1: Tiến hành thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo Luật Doanh nghiệp 2020.
Bước 2: Tiến hành xin giấy phép kinh doanh với các ngành nghề có điều kiện.
3. Chủ thể
Theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp số 2020 quy định về thành lập, góp vốn, mua cổ phần hay mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp thì tổ chức hay cá nhân phải là người đã thành niên từ 18 tuổi trở lên. Như vậy mới đủ điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( trừ trường hợp đã bị cấm tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020).
4. Phân biệt 2 loại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
Về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Tại Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định : “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hay bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp.” Đây cũng là giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước, xác lập một tổ chức kinh doanh hay pháp nhân được bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
Về giấy phép kinh doanh:
Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo lĩnh vực, loại hình cụ thể. Thông thường sẽ được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
IV. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh
Doanh nghiệp cần chuẩn bị tất cả các loại giấy tờ sau đây khi cần nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh:
Bản sao giấy CMND và hộ chiếu không quá 3 tháng. Nếu thành viên công ty là tổ chức thì phải có thêm Quyết định thành lập công ty hoặc
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy ủy quyền người thay mặt góp vốn của tổ chức
Đây là loại hình doanh nghiệp chỉ có 1 cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình điều hành, hoàn toàn không có sự phân biệt về mặt pháp lý giữa thực thể kinh doanh và chủ sở hữu.
Phòng Kế hoạch Tài chính tại UBND cấp Quận/Huyện nơi đặt cơ sở kinh doanh cá thể là đơn vị cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể, giấy sẽ có sau 4 ngày làm việc.
Đây là mô hình kinh doanh chỉ có 1 người sở hữu và điều hành.
1.3 Thủ tục đăng ký kinh doanh
Bước 1: Đến Phòng Tài chính – Kế hoạch tại UBND cấp Quận/Huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh để nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân và bản sao hộ chiếu đã được công chứng
Hợp đồng thuê địa chỉ kinh doanh hoặc giấy tờ chứng minh chủ quyền nhà (nếu bạn là chủ sở hữu)
Giấy đề nghị đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể có đầy đủ thông tin cơ bản sau:
Tên hộ kinh doanh cá thể, địa chỉ đặt cơ sở kinh doanh, số điện thoại
Số vốn đăng ký kinh doanh
Tổng số lao động mà hộ kinh doanh cá thể sử dụng
Ngành nghề kinh doanh
Thông tin cá nhân của người đăng ký hoặc đại diện đơn vị kinh doanh bao gồm: Họ tên, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, chữ ký, địa chỉ thường trú, hộ chiếu còn hiệu lực
Bước 2: Phòng kinh tế, tài chính tại UBND cấp Quận/Huyện sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh gửi biên nhận và hẹn sau 3 – 5 ngày sẽ cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp. Bạn sẽ nhận được giấy phép kinh doanh đúng hạn nếu đạt đầy đủ các điều kiện sau:
Tên chủ kinh doanh đăng ký phải phù hợp luật định
Đóng đủ lệ phí khi đăng ký doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh không nằm trong danh sách ngành nghề mà pháp luật cấm
*** Trong trường hợp hồ của hộ kinh doanh không hợp lệ, Phòng kinh tế, tài chính tại UBND cấp Quận/Huyện sẽ gửi văn bản thông báo những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung đến chủ hộ kinh doanh.
Ưu điểm của việc thành lập hộ kinh doanh cá thể
Phù hợp người mới bắt đầu startup vì quy mô nhỏ, đặc biệt là các dịch vụ ăn uống, tiêu dùng nhỏ lẻ
Sổ sách kế toán, giấy tờ khá đơn giản, không cần kê khai thuế định kỳ
Thủ tục đơn giản khi chuyển sang hình thức công ty
Nhân viên ít giúp chủ hộ dễ quản lý và nắm rõ tình hình sản xuất, kinh doanh
Nhược điểm của việc thành lập hộ kinh doanh cá thể
Không được khấu trừ vào thuế vì không có hóa đơn VAT, không đáp ứng được nhu cầu hợp tác của các doanh nghiệp, công ty có quy mô lớn hơn
Khi hộ kinh doanh cá thể phá sản hoặc có rủi ro, chủ hộ phải dùng toàn bộ tài sản để chịu trách nhiệm vô hạn
Kết hợp uy tín cá nhân của nhiều người, các thành viên liên đới trách nhiệm, giúp tạo được sự tin cậy cao với đối tác
Thành viên công ty là người có uy tín, có sự tin tưởng lẫn nhau và số lượng ít, giúp cho việc quản lý và điều hành đơn giản hơn
Mức độ rủi ro của những thành viên hợp danh thường rất cao vì chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn
Mô hình doanh nghiệp này thường áp dụng với các lĩnh vực hoạt động như công ty kiểm toán, công ty luật, công ty thuế,…
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
Chủ sở hữu trong công ty chỉ cần chịu trách nhiệm tương đương với số vốn đã góp vào, hạn chế bớt rủi ro cho chủ sở hữu
Chủ sở hữu công ty được toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty
Công ty không được phát hành trái phiếu/cổ phiếu và chỉ có 1 thành viên, dẫn tới việc huy động vốn bị hạn chế
Kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chỉ có 90 ngày để góp vốn
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
Người góp vốn ít rủi ro vì chỉ phải chịu trách nhiệm về những hoạt động phát sinh của công ty tương ứng với số vốn đã góp
Thành viên trong công ty ít và quen biết, tin tưởng nhau nên việc điều hành, quản lý không quá khó khăn
Nhà đầu tư dễ kiểm soát sự thay đổi của các thành viên trong công ty nhờ chế độ chuyển nhượng vốn chặt chẽ, hạn chế tối đa người lạ “nhúng tay” vào công ty
Không được phát hành cổ phiếu, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, hạn chế
Từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty có 90 ngày để góp vốn
Thành lập công ty cổ phần
Cổ đông trong công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về tài sản và nợ của công ty trong phạm vi vốn đóng góp, mức độ rủi ro thấp
Tạo điều kiện thuận lợi để nhiều người góp vốn vào công ty nhờ cơ cấu vốn linh hoạt
Được phát hành cổ phiếu, giúp việc huy động vốn trở nên dễ dàng hơn
Dễ chuyển nhượng vốn trong công ty, nhiều đối tượng có thể tham gia vào công ty cổ phần
Số lượng cổ đông nhiều, dễ phân hóa thành các nhóm đối kháng nhau về mặt lợi ích, khiến việc điều hành và quản lý trở nên khó khăn
Chịu sự ràng buộc và quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật, nhất là chế độ Kế toán, Tài chính khiến việc thành lập và quản lý công ty trở nên phức tạp
Từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty có 90 ngày để góp vốn
Trên Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia chỉ hiển thị thông tin của những cổ đông sáng lập
Những cổ đông góp vốn chuyển nhượng chỉ cần làm thủ tục tại nội bộ công ty, không cần thực hiện việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Mô hình công ty hợp danh rất dễ quản lý.
2.3 Thủ tục và các bước thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Hồ sơ dự thảo thành lập doanh nghiệp và thông tin, giấy tờ cần thiết
Bước 2: Đến Cơ quan đăng ký thuộc tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở kinh doanh chính để nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đạt yêu cầu
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 5: Tiến hành khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu công khai trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng
Bước 7: Mua chữ ký số, đăng ký khai thuế và nộp thuế điện tử với cơ quan thuế, đồng thời xác nhận đăng ký nộp thuế điện tử tại ngân hàng
Bước 8: Sử dụng chữ ký điện tử đóng lệ phí môn bài tùy vào số vốn điều lệ
Bước 9: Tiến hành khai thuế ban đầu, đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử
Bước 10: Doanh nghiệp phải kê khai, báo cáo thuế định kỳ theo tháng/quý theo đúng quy định của luật quản lý thuế
Những cổ đông góp vốn chuyển nhượng chỉ cần làm thủ tục tại nội bộ công ty, không cần thực hiện việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Công ty cổ phần có mức độ rủi ro thấp.
VI. Doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? Bao lâu thì có giấy phép kinh doanh?
Để đăng ký giấy phép kinh doanh, bạn cần đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp, hoặc nộp trực tuyến tại trang Đăng ký kinh doanh: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.
Theo quy định của pháp luật, giấy phép kinh doanh sẽ có sau 3 ngày làm việc.
Ví dụ: Nếu bạn cần mở công ty tại TP Hồ Chí Minh, bạn đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch Đầu tư thành phố TP Hồ Chí Minh để nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh, hoặc nộp trực tuyến tại trang Đăng ký kinh doanh: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.
Trường hợp cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn đến Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp Quận/Huyện nơi đặt địa chỉ kinh doanh để xin giấy phép. Thông thường sau 4 ngày làm việc, bạn sẽ được cấp giấy phép hoạt động.
Đăng ký giấy phép hộ kinh doanh cá thể ở đâu? Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp Quận/Huyện là đơn vị cấp giấy phép kinh doanh.
VII. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh hết bao nhiêu tiền?
1. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể
Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể theo quy định hiện nay là 100.000 đồng. Sau khi được cấp Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ cần tiến hành kê khai thuế ban đầu theo quy định.
2. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp
Lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư là 50.000 đồng.
Lệ phí đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia: 100.000 đồng.
Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài mỗi năm từ 2 – 3 triệu tùy vào vốn điều lệ.
Lệ phí môn bài tùy thuộc vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký khi xin giấy phép kinh doanh. Hiện nay, mức đóng lệ phí môn bài được quy định theo bảng sau đây:
Vốn điều lệ
Thuế môn bài 1 năm
Thuế môn bài nửa năm
Đối tượng nộp thuế
Trên 10 tỷ đồng
3 triệu
1,5 triệu
Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 1/1 – 30/6
Từ 10 tỷ trở xuống
2 triệu
1 triệu
Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 1/7 – 31/12
Chi phí thiết kế bảng hiệu cho công ty từ 200.000 đồng trở lên. Thông thường, bảng hiệu làm bằng mica với kích thước 25×35. Ngoài ra, chi phí sẽ cao hơn nếu bảng hiệu có kích thước lớn và làm từ nhôm, đá cao cấp.
Chi phí khắc con dấu từ 450.000 – 500.000 đồng. Doanh nghiệp được toàn quyến quyết định nội dung, hình thức, số lượng và loại con dấu.
Chi phí chữ ký số (USB Token) thường dao động từ 1.650.000 đồng/năm. Các đơn vị cung cấp chữ ký số thường mang đến nhiều gói với thời gian sử dụng 1, 2, 3 năm giúp doanh nghiệp dễ lựa chọn.
Chi phí sử dụng hóa đơn điện tử
3. Thời gian hoàn thành đăng ký giấy phép kinh doanh
Tại Thuế Quang Huy, thời gian hoàn thành đăng ký giấy phép kinh doanh là 3 ngày làm việc. Cách đăng ký giấy phép kinh doanh tại Thuế Quang Huy sẽ bao gồm các bước sau:
Chuẩn bị đầy đủ và soạn thảo các loại hồ sơ;
Mang hồ sơ đến tận nơi để chủ doanh nghiệp ký;
Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT để xin giấy phép kinh doanh;
Sở KH&ĐT sẽ kiểm duyệt hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh trong 3 ngày;
Đại diện doanh nghiệp đến Sở KH&ĐT để nhận giấy phép kinh doanh;
Bàn giao giấy phép kinh doanh và con dấu đến tận doanh nghiệp;
Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy phép kinh doanh sau 3 ngày.
Khi chọn các dịch vụ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
Thông tin về công ty bao gồm: Tên công ty, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ, vốn điều lệ,…
Bản sao có công chứng các loại giấy tờ: CMND/CCCD và hộ chiếu không quá 6 tháng của chủ sở hữu, người đại diện pháp luật, cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn
VIII. Xử phạt trường hợp không có giấy phép kinh doanh
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho tới 5.000.000 đồng với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định Pháp Luật.
Mức phạt với việc kinh doanh không có giấy phép với ngành nghề có điều kiện thường khá nặng, căn cứ vào quy định theo từng loại giấy phép cụ thể.
IX. Một số câu hỏi thường gặp về đăng ký giấy phép kinh doanh
Có bao nhiêu loại giấy phép kinh doanh phổ biến?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, chi nhánh
Giấy phép hoạt động cho từng lĩnh vực cụ thể
Doanh nghiệp/công ty thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu?
Nếu có nhu cầu thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh/Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Nếu cần thay đổi đăng ký kinh doanh của văn phòng đại diện/chi nhánh công ty thì thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh/Sở Kế hoạch và Đầu tư – nơi doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện/chi nhánh công ty.
Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh sẽ cấp giấy phép kinh doanh.
Đăng ký giấy phép kinh doanh hết bao nhiêu tiền?
Hiện nay, chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh đã bao gồm lệ phí khoảng 600.000 đồng
Xin giấy phép kinh doanh mất bao lâu?
Nếu doanh nghiệp tự xin giấy phép kinh doanh thì sau 5 – 7 ngày nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT sẽ được cấp. Nếu doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thì thời gian cấp giấy phép ngắn hơn, chỉ còn khoảng 3 ngày và được bàn giao giấy phép và con dấu tận nơi.
Làm giấy phép kinh doanh cần những gì?
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ như CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, cổ đông, thành viên.
Thông tin công ty như tên công ty, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ đặt trụ sở, vốn,…
Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh ở đâu?
Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT
Đăng ký kinh doanh dùng hộ chiếu được không?
Pháp luật Việt Nam quy định, khi đăng ký kinh doanh cần có các loại giấy tờ sau:
Công dân Việt Nam: CMND/CCCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
Người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu còn hiệu lực
Đăng ký kinh doanh có thể sử dụng CMND/CCCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
Công chức, viên chức có được đăng ký doanh nghiệp?
Luật doanh nghiệp Việt Nam quy định rõ về những nhóm đối tượng không được đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước
Đăng ký kinh doanh cần bao nhiêu vốn?
Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định, doanh nghiệp được quyền tự do kê khai vốn và chịu trách nhiệm hoàn toàn về mức vốn điều lệ này.
Với những ngành nghề đặc thù mà pháp luật yêu cầu vốn pháp định, doanh nghiệp cần phải đăng ký theo quy định. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ cần chịu trách nhiệm về nguồn vốn kê khai mà không cần phải chứng minh nguồn vốn từ đâu.
Đăng ký kinh doanh phải có trụ sở không?
Trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần phải có địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp
Nhà tập thể, chung cư không được phép đăng ký làm trụ sở chính của doanh nghiệp hay văn phòng đại diện, chi nhánh,…
Trên đây là thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mà doanh nghiệp cần nắm rõ để có sự chuẩn bị đầy đủ về các loại hồ sơ, giấy tờ và ngân sách, giúp quá trình xin giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đảm bảo tiến độ hoạt động của doanh nghiệp theo kế hoạch đã đề ra.
Đánh giá bài viết
Công ty TNHH Dịch Vụ Kế Toán Thuế Và Cung Ứng Lao Động Quang Huy
Địa chỉ: 392 Nguyễn Thị Đặng, Khu phố 1, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Ông Lưu Văn Tuấn là CEO của Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán Thuế và Cung ứng lao động Quang Huy. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế, ông Tuấn là một chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp các giải pháp tốt nhất về kế toán - thuế, tài chính.