Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam

Doanh nghiệp trong khu chế xuất là loại hình doanh nghiệp được hưởng một số điều kiện và ưu đãi riêng. Tuy vậy, thành lập doanh nghiệp chế xuất không đơn giản như các loại hình thông thường khác. Để nắm rõ các quy định của pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất, Thuế Quang Huy xin được chia sẻ những thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây.

I. Công ty chế xuất là gì?

Căn cứ theo Khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP công ty chế xuất được định nghĩa như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

21. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.

Ngoài ra, theo Khoản 20 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP cũng đã giải thích về định nghĩa hoạt động chế xuất như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

20. Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Từ những điều luật trên, doanh nghiệp chế xuất (DNCX) không phải là có ngành nghề chế xuất mà đơn giản doanh nghiệp chế xuất là những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Định nghĩa về doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất.

Xem thêm:

II. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp chế xuất

Trích Khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP có quy định cụ thể về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất như sau:

Điều 26. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất

2. Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Vậy nên, doanh nghiệp muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng.
  • Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của hải quan và các cơ quan chức năng.

Ngoài ra, điều kiện để thành lập doanh nghiệp chế xuất và áp dụng chính sách thuế đối với DNCX là khu phí thuế quan còn được quy định thêm tại Điều 28a. Nghị định 18/2021/NĐ-CP:

“Điều 28a. Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan

1. Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.

b) Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp về hệ thống ca-mê-ra giám sát để thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.

c) Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.

điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp chế xuất.

III. Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư 2020 đối với các dự án sau đây:

Điều 32. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;

c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);

d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020:

Hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư;
  • Bản đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao tài liệu chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư;
  • Bản đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Bản giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất.

Bước 3: Thành lập doanh nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp chế xuất. Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông hay thành viên công ty.
  • Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức.
  • Các văn bản chứng minh đủ điều kiện sản xuất hàng hóa, sản phẩm kinh tế.

Bước 4: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong vòng 30 ngày phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm:

  • Ngành, nghề kinh doanh.
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Bước 5: Khắc dấu của doanh nghiệp

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp phải tiến hành khắc dấu. Hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định và đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết trong phạm vi pháp luật cho phép.

IV. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp chế xuất

thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 39 Luật Đầu tư 2020 quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp chế xuất như sau:

Điều 39. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy, Ban quản lý khu chế xuất là cơ quan có thẩm quyền đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp.

V. Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi gì?

Thành lập doanh nghiệp chế xuất được hưởng những ưu đãi sau:

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất được hưởng thuế suất ưu đãi 17% trong vòng 10 năm (đối với các dự án đầu tư mới tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn (tại Phục lục II Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)

Theo Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC thì đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới, doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế 02 năm đầu tiên. Và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo.

Ưu đãi khi thành lập doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi gì?

Ưu đãi tiền sử dụng đất

Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP. Thì dự án đầu tư của Doanh nghiệp chế xuất được miễn tiền thuê đất 07 năm.

Ưu đãi thuế xuất nhập khẩu

Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì quan hệ mua bán giữa khu chế xuất với nước ngoài sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp chế xuất còn có thể được hưởng các ưu đãi tùy theo chính sách riêng của mỗi tỉnh, thành phố.

Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác thì không phải là đối tượng chịu thuế.

Doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu phi thuế quan sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp trên.

Ưu đãi thuế giá trị gia tăng

Căn cứ quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp chế xuất sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

VI. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp chế xuất của Thuế Quang Huy

Thuế Quang Huy với kinh nghiệm lâu năm về các thủ tục pháp lý và đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm trong thành lập doanh nghiệp trọn gói. Chúng tôi tự tin đáp ứng mọi nhu cầu của quý Doanh nghiệp về trình tự, thủ tục, chi phí thành lập doanh nghiệp chế xuất với chi phí tốt nhất có thể.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp chế xuất

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp chế xuất của Thuế Quang Huy.

Những khác biệt khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Thuế Quang Huy:

  • Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp TPHCM chi tiết bao gồm: Tên công ty, địa chỉ, ngành nghề, vốn điều lệ, hồ sơ và các thủ tục cần thiết…
  • Cam kết không phát sinh phí.
  • Thời gian tiến hành và hoàn tất việc thành lập công ty chỉ từ 3-5 ngày.
  • Khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại cho việc công chứng, lên Sở kế hoạch & đầu tư.
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng.
  • Đặc biệt, Thuế Quang Huy là công ty cung cấp dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp sẽ miễn phí sử dụng dịch vụ kế toán thuế cho khách hàng 2 tháng.
  • Cung cấp nhiều gói dịch vụ hỗ trợ thành lập công ty với mức giá linh hoạt và đa dạng phù hợp với nhu cầu của quý công ty.
  • Hỗ trợ dịch vụ tất cả các tỉnh trên cả nước.

VII. Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp chế xuất

Lưu ý về loại hình của công ty chế xuất

Tùy vào mục đích để thành lập doanh nghiệp chế xuất theo loại hình phù hợp. Mỗi loại hình sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, nhà đầu tư nên linh động lựa chọn để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình.

Một số loại hình công ty phổ biến hiện nay gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, doanh nghiệp  tư nhân, công ty cổ phần…

Tuy vậy, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất thì không thể thành lập theo mô hình doanh nghiệp tư nhân.

lưu ý khi thành lập doanh nghiệp chế xuất

Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp chế xuất.

Lưu ý về vốn cũng như kê khai vốn điều lệ của doanh nghiệp chế xuất

Khi thành lập công ty ở khu chế xuất, doanh nghiệp cần lưu ý là phải chuẩn bị đủ vốn tối thiểu. Vốn tối thiểu này sẽ tùy thuộc vào điều kiện tài chính hay vốn góp của từng doanh nghiệp, hơn nữa, một số trường hợp còn phụ thuộc vào quy định về vốn của từng ngành nghề.

Bên cạnh vốn tối thiểu, doanh nghiệp sẽ cần kê khai vốn điều lệ phù hợp theo khả năng hoặc quy định mỗi ngành nghề sẽ kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không có yêu cầu về vốn thì có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy vào khả năng tài chính hay mong muốn doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn, mà cụ thể là vốn pháp định thì sẽ cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn với mức vốn pháp định được quy định.

Ngày càng xuất hiện nhiều khu chế xuất và khu công nghiệp, không chỉ ở những thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội…mà còn ở địa bàn tỉnh thành khác. Ta có thể thấy nhu cầu thành lập doanh nghiệp chế xuất là rất lớn. Thuế Quang Huy hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất.

avatar

Lưu Văn Tuấn

Ông Lưu Văn Tuấn là CEO của Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán Thuế và Cung ứng lao động Quang Huy. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán - Thuế, ông Tuấn là một chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp các giải pháp tốt nhất về kế toán - thuế, tài chính.

Hãy gọi

0917371518

Thuế Quang Huy - Luôn đồng hành cùng bạn

Nhận tư vấn ngay bây giờ

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận