- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Thuế doanh nghiệp là gì? đó một vấn đề vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động kinh doanh. Vậy, thuế doanh nghiệp cụ thể là gì? Đối tượng nào cần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp? Vai trò và cách tính thuế doanh nghiệp mới nhất? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Thuế Quang Huy giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thuế doanh nghiệp là gì?
Theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014, thu nhập chịu thuế được quy định là những thu nhập sau đây:
Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp có thể hiểu là loại thuế được thu trực tiếp vào ngân sách nhà nước, tính trên các thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (chủ yếu là hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa và dịch vụ).
Định nghĩa thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định trong các văn bản pháp luật, nghị định và thông tư về thu nhập doanh nghiệp:
STT | Căn cứ pháp lý | Tên văn bản |
1 | Luật | Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008. |
2 | Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013. | |
3 | Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014. | |
4 | Nghị Định | Nghị định 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số Điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng. |
5 | Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp | |
6 | Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. | |
7 | Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế. | |
8 | Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định 100/2016/NĐ-CP và 12/2015/NĐ-CP. | |
9 | Thông tư | Thông tư 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 92/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. |
10 | Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. | |
11 | Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế. | |
12 | 4. Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế. | |
13 | Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC. | |
14 | Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi Thông tư 78/2014/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC. | |
15 | Văn bản hợp nhất | Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. |
16 | Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. | |
17 | Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. | |
18 | Văn bản hợp nhất 26/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. | |
19 | Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BTC năm 2017 hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành. | |
20 | Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC năm 2018 hợp nhất Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. |
Nắm rõ đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh xác định được mức thuế cần phải đóng:
Theo Luật Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 và bổ sung 2014, các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN bao gồm:
Đây là nguồn thu nhập đến từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho thị trường. Các loại hàng hóa, dịch vụ này đều phải được đăng ký mã ngành tại cơ quan nhà nước.
Những khoản thu nhập khác được quy định tại Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và luật bổ sung tại Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP bao gồm:
Thu nhập chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ tiền lãi, tiền cho vay, trao đổi ngoại tệ
Các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN
Doanh thu của năm liền kề trước đó được sử dụng làm căn cứ để xác định doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 20%.
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm:
Đối tượng cần nộp thuế TNDN
Thời hạn nộp thuế TNDN chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ thời điểm kết thúc dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
Lưu ý: Doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai đầy đủ và chính xác mức doanh thu cũng như các chi phí được khấu trừ để xác định đúng số thuế TNDN cần phải nộp.
Doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có thể tiến hành nộp thuế TNDN thông qua hệ thống thuế điện tử, dịch vụ công quốc gia, dịch vụ Internet Banking hoặc nộp trực tiếp tại ngân hàng.
Dưới đây là mẫu giấy nộp thuế TNDN:
Mẫu
Mẫu giấy nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi ban hành đã được sửa đổi và bổ sung khá nhiều để làm rõ vai trò và chức năng của nó, nhìn chung có 5 vai trò chủ yếu như sau:
Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bằng tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu nhập khác. Cụ thể, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu – Chi phí khấu trừ + Các khoản thu nhập khác
Lưu ý: Các doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động sau đó nhân với mức thuế suất tương ứng.
Cụ thể:
Doanh thu: Được xác định là toàn bộ số tiền của việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt tiền đã thu được hay chưa.
Chi phí khấu trừ: Là những khoản phí phát sinh trong thực tế, liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, khoản phí thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh theo quy định pháp luật, có đầy đủ hóa đơn và chứng từ cần thiết. Với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không bằng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc theo quy định.
Dù vậy, vẫn có rất nhiều các khoản chi phí thực tế có chứng từ nhưng vẫn không được trừ khi tính TNDN.
Xác định phần thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế được tính bằng thu nhập chịu thuế trừ đi phần thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ kết chuyển từ các năm trước theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, thu nhập tính thuế được xác định bằng công thức sau:
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Phần thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ kết chuyển từ năm trước theo quy định).
Tính số thuế TNDN phải nộp
Tóm lại, số thuế TNDN phải nộp sẽ được tính theo công thức sau:
Số thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp sẽ được tính như sau:
Số thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế – Phần trích quỹ phát triển khoa học công nghệ) x Thuế suất thuế TNDN.
Phần trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ (nếu có): Được trích ra tối đa 10% thu nhập tính thuế.
Cách tính thuế TNDN cụ thể
Chu kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Với doanh nghiệp nước ngoài, kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính theo 2 trường hợp như sau:
Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là tháng thứ 3 kể từ thời điểm kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.
Các câu hỏi thường gặp về thuế TNDN
Trên đây là một số thông tin trả lời cho câu hỏi thuế doanh nghiệp là gì cũng như cách nộp thuế doanh nghiệp và một số quy định có liên quan. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với Thuế Quang Huy để được tư vấn và cung cấp thông tin đầy đủ.
Nhận tư vấn ngay bây giờ