- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không còn thể hiện thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty. Vậy các doanh nghiệp cần tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng cách nào? Thuế Quang Huy sẽ hướng dẫn bạn qua bài viết dưới đây!
Hiện nay trong các bộ luật vẫn chưa có thuật ngữ chính xác về ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, ta có thể hiểu rằng đây là ngành kinh tế được phân loại theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành. Để tra cứu ngành nghề kinh doanh, ta có 2 cách sau đây:
Mục đích: Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thông qua mã số thuế doanh nghiệp đã có.
Quy trình thực hiện thông qua 3 bước sau:
Nhập thông tin tìm kiếm.
Kết quả tra cứu được.
Mục đích: Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp thông qua mã số thuế hoặc tên đầy đủ của chính doanh nghiệp đó.
Xem thêm:
Quy trình thực hiện thông qua 3 bước sau:
Bước 1: Truy cập vào website của Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp qua địa chỉ đường link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Giao diện website Cổng thông tin Quốc gia.
Bước 2: Tại ô kiếm, nhập thông tin của mã số thuế doanh nghiệp hoặc tên đầy đủ của công ty.
Nhập thông tin vào ô tìm kiếm.
Bước 3: Nhận kết quả vừa tra cứu. Khi đó, giao diện sẽ thể hiện các thông tin cơ bản của doanh nghiệp như:
Kết quả vừa tra cứu.
Ngoài 2 cách tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng mã số thuế hay trang web tra cứu ngành nghề kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể tra cứu theo cách thủ công thông qua bảng tra cứu ngành nghề kinh doanh dưới đây:
Để quản trị hiệu quả, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ những lưu ý về ngành nghề kinh doanh dưới đây:
Sau khi tra cứu ngành nghề kinh doanh, cách để nhận biết những mã ngành cần được mã hóa là nếu danh sách ngành nghề thể hiện màu đỏ và xanh lá cây, tức là những ngành nghề đó cần được doanh nghiệp mã hóa. Trong đó:
Những ngành nghề có màu đỏ và xanh tức là những ngành nghề cần được mã hóa.
Lưu ý rằng: Bạn cần lập tài khoản đăng ký kinh doanh và gán chữ số công cộng trên Cổng thông tin quốc gia để xem các mã ngành cần được mã hóa.
Truy cập vào website của Cổng thông tin quốc gia sau đó nhập mã số thuế doanh nghiệp hoặc nhập tên công ty để tra cứu ngành nghề kinh doanh.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể xuất hóa đơn những ngành nghề chưa đăng ký, tuy nhiên cần hoàn tất các thủ tục trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định thay đổi. Nếu không thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Khi thành lập công ty, doanh nghiệp có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh tại Phụ lục I và Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được quy định rõ ràng tại Quyết định này.
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, ngành nghề kinh doanh cần được ghi theo mã ngành cấp bốn.
Đối với trường hợp doanh nghiệp thành lập trước ngày 20/08/2018 muốn bổ sung ngành nghề kinh tế mới, cần kiểm tra trước ngành nghề hiện tại có thuộc danh sách thay đổi của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg không. Nếu có, buộc doanh nghiệp phải mã hóa về lại mã ngành cấp bốn và thực hiện việc bổ sung ngành nghề.
Pháp luật hiện nay không ràng buộc doanh nghiệp trong phạm vi ngành nghề, họ có quyền đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà luật không cấm. Tuy nhiên không phải ngành nghề nào cũng được phép đăng ký vì bị giới hạn bởi nhiều yếu tố như vốn, chứng chỉ hành nghề,…Theo Thuế Quang Huy, nhà đầu tư không nên đăng ký quá nhiều, chỉ nên đăng ký ngành nghề dự kiến kinh doanh.
Trên đây là bài hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh được Thuế Quang Huy tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích các chủ doanh nghiệp trên hành trình kinh doanh của mình. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn, liên hệ với Thuế Quang Huy để được hỗ trợ nhanh nhất!
Nhận tư vấn ngay bây giờ