Tư vấn thành lập công ty mới nhất năm 2023. Lưu ý khi thành lập công ty

Danh mục: Doanh Nghiệp , Tin tức - hoạt động

Đăng ký thành lập doanh nghiệp và một quá trình phức tạp với rất nhiều thủ tục khác nhau. Chính vì vậy, để đỡ tốn kém công sức, tiền bạc và thời gian thì nhiều công ty thường tìm đến các dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu thông tin về dịch vụ tư vấn thành lập công ty uy tín, chất lượng và những lưu ý cần biết.

1. Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn khi thành lập công ty?

Hiện nay, các thủ tục thực hiện đăng ký thành lập công ty cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, để thực hiện chính xác tuyệt đối, tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế các rủi ro pháp lý xảy ra thì doanh nghiệp cần phải có những kiến thức chuyên ngành nhất định. Trong trường hợp này, dịch vụ tư vấn thành lập công ty được sử dụng bởi những lợi ích như sau:

Đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp: Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp sở hữu đội ngũ chuyên viên có năng lực chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm giúp tư vấn mọi vấn đề pháp lý khi thành lập công ty nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất của doanh nghiệp. Đặc biệt là tư vấn về việc thành lập doanh nghiệp, đảm bảo tỷ lệ thành công cao.

Xác định rõ thời gian, chi phí và lộ trình thực hiện: Công ty tư vấn pháp lý luôn có kế hoạch rõ ràng, quy trình làm việc đầy đủ và xác định rõ lộ trình, thời gian cũng như chi phí cho từng bước thực hiện thủ tục. Từ đó, giúp khách hàng nắm được tiến độ công việc rõ ràng hơn để có kế hoạch hoạt động sau khi doanh nghiệp được thành lập.

Đảm bảo tỷ lệ thành công cao: Tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và vốn điều lệ đều sẽ được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ, đảm bảo tỷ lệ thành công cao để doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động.

Thủ tục đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp: Các đơn vị tư vấn pháp lý hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp sau thành lập: Đơn vị tư vấn pháp lý sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn các vấn đề phát sinh trong quá trình làm hồ sơ cho đến khi doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh. Bên cạnh đó, sau khi hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, các công ty tư vấn vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp để hỗ trợ các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập. Từ đó, doanh nghiệp sẽ luôn có người cố vấn để đưa ra giải pháp hữu hiệu, giúp doanh nghiệp xử lý chuyên nghiệp mọi vấn đề, tăng hiệu quả và năng suất kinh doanh.

tư vấn thành lập công ty

Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn khi thành lập công ty?

2. Đối tượng nào nên sử dụng dịch vụ tư vấn khi thành lập công ty?

Có 2 nhóm đối tượng chính cần phải sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty, đó là doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, pháp lý, chứng từ… Cụ thể:

2.1 Công ty mới thành lập

  • Cá nhân đang có nhu cầu thành lập công ty nhưng chưa có kiến thức về pháp lý, hồ sơ và chứng từ có liên quan.
  • Công ty mới thành lập, đang gặp khó khăn về các thủ tục kê khai, báo cáo thuế và tài chính.
  • Doanh nghiệp mới thành lập cần tư vấn về các nghị định, quy định liên quan đến thuế và báo cáo tài chính chưa nắm rõ.
  • Doanh nghiệp đang có ý định thành lập chi nhánh, công ty con…

2.2 Công ty đang gặp khó khăn

  • Công ty đang hoạt động kinh doanh nhưng gặp khó khăn liên quan đến hồ sơ, chứng từ về kế toán, thuế và báo cáo tài chính.
  • Công ty đang có nhu cầu xử lý và giải quyết những vấn đề liên quan đến Luật Kế toán, thông tư, nghị định, chuẩn mực kế toán, thuế… để không gặp rủi ro pháp lý.
  • Công ty cần tư vấn về giấy tờ và pháp lý doanh nghiệp.
  • Công ty có vốn đầu tư, chủ sở hữu nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam, không nắm rõ các điều lệ của Việt Nam và cần hỗ trợ các vấn đề về pháp lý, hồ sơ, tài chính theo quy định của pháp luật.
tư vấn thành lập công ty

Đối tượng nào nên sử dụng dịch vụ tư vấn khi thành lập công ty?

3. Những nội dung cần được tư vấn khi thành lập công ty

Trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần được tư vấn đầy đủ các nội dung sau đây để tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn:

3.1 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2020, có tất cả 3 loại hình công ty phổ biến hiện nay. Dưới đây là bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp để bạn có thể lựa chọn cho công ty của mình loại hình phù hợp nhất.

Tiêu chí so sánhCông ty TNHH 1 thành viênCông ty TNHH 2 thành viênCông ty cổ phần
Số lượng thành viên1 thành viên2-50 thành viênTừ 3 cổ đông, không giới hạn số lượng tối đa
Huy động vốn trên thị trường chứng khoánKhôngKhông
Cơ cấu quản lýĐơn giảnKhá phức tạpRất phức tạp
Chuyển đổi loại hình
Chịu trách nhiệmTheo số vốn điều lệTheo tỷ lệ góp vốnTheo tỷ lệ sở hữu cổ phần
Tư cách pháp nhân
Về chuyển nhượng vốnCho chủ sở hữu mới hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệpChuyển nhượng vốn nội hoặc hoặc ra ngoài nếu không có ai mua3 năm đầu chỉ được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, chuyển nhượng ra bên ngoài nếu được cổ đông sáng lập đồng lý. Sau thời hạn 3 năm được tự do chuyển nhượng
Thông qua cuộc họpTheo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệpQuan trọng 75% biểu quyết, khác là 65%Quan trọng 65% biểu quyết, khác 51%, 50/50 thì theo bên có ý kiến của chủ tịch HĐQT.

3.2 Cách đặt tên doanh nghiệp, công ty

Loại hình doanh nghiệpTên doanh nghiệp hợp pháp
Công ty trách nhiệm hữu hạnCông ty TNHH – Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phầnCông ty CP – Công ty cổ phần
Công ty hợp danhCông ty HD – Công ty hợp danh
Doanh nghiệp tư nhânDNTN – Doanh nghiệp TN – Doanh nghiệp tư nhân

 

Việc đặt tên công ty không ảnh hưởng gì đến ngành nghề kinh doanh mà chỉ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, cụ thể:

  • Công ty cổ phần + tên riêng
  • Công ty TNHH + tên riêng (không phân biệt Công ty TNHH 1 thành viên hay Công ty TNHH 2 thành viên)Như vậy, bạn có thể lựa chọn tên doanh nghiệp sao cho phù hợp với sản phẩm kinh doanh và tên tiếng, chỉ cần đáp ứng điều kiện không trùng hay gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác.

Điều 37. Tên doanh nghiệp

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.”

Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Điều 40. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.”

Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.”

3.3 Ngành nghề kinh doanh

Thực tế, mọi người thường có xu hướng đăng ký nhiều mã ngành để không phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong quá trình hoạt động sau này. Mặc dù pháp luật không có giới hạn về ngành nghề kinh doanh, việc đăng ký quá nhiều ngành nghề không cần thiết vẫn có thể gây ra khó khăn khi thực hiện thủ tục.

Ngành nghề kinh doanh hiện nay bao gồm ngành nghề có điều kiện và ngành nghề không điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký mã ngành kinh doanh có điều kiện sẽ phải thỏa mãn các điều kiện của ngành nghề. Đó là lý do tại sao bạn chỉ nên đăng ký các ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích để tránh phát sinh các thủ tục pháp lý không mong muốn.

Ngoài ra, với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như buôn bán, sản xuất thực phẩm chức năng hay kinh doanh phòng khám… không yêu cầu giấy tờ pháp lý về ngành nghề khi nộp hồ sơ. Tuy nhiên, sau khi đã được cấp giấy phép kinh doanh, bạn cần xin giấy phép con (giấy phép kinh doanh ngành nghề) để có thể hoạt động được ngành nghề đó.

Chẳng hạn như:

  • Muốn thành lập công ty kiến trúc cần có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
  • Muốn hoạt động phân phối thuốc lá cần có văn bản giới thiệu từ đơn vị cung cấp thuốc lá.

Điều 7 Nghị định số 01/2021 về đăng ký kinh doanh:
Hiện nay, doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề mà mình đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ đăng thành lập công ty.
Có thể nói điểm ưu việt của Luật Doanh nghiệp hiện hành là doanh nghiệp chưa cần xuất trình các điều kiện đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động doanh nghiệp có thể lựa chọn mở rộng các ngành nghề kinh doanh để tránh sau khi hoạt động phát sinh thêm thủ tục bổ sung ngành nghề do khi thành lập chưa bao quát các ngành nghề dự định kinh doanh.
Việc áp mã ngành nghề kinh doanh của công ty thực hiện theo mã ngành cấp 4 theo quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (Áp dụng theo Quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ). Luật Việt An sẽ hỗ trợ phân ngành và áp mã ngành nghề cho quý công ty.”

3.4 Vốn điều lệ

Pháp luật hiện nay không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu cần đóng khi thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì phải đảm bảo vốn điều lệ, vốn pháp định hay vốn ký quỹ cụ thể của ngành nghề đó.

Chẳng hạn như, muốn thành lập công ty du lịch thì vốn ký quỹ tại ngân hàng tối thiểu là 250.000.000 đồng.
Tuy nhiên, vốn điều lệ nên được đăng ký phù hợp với loại hình và quy mô kinh doanh, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như:

Ảnh hưởng đến lệ phí môn bài

Bậc lệ phí môn bài hay mức tính lệ phí môn bài sẽ dựa trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cụ thể:
Vốn điều lệ 10 tỷ đồng: Lệ phí môn bài hàng năm là 2 triệu đồng.
Vốn điều lệ 10 tỷ đồng: Lệ phí môn bài hàng năm là 3 triệu đồng.

Vốn điều lệ phải được góp đủ trong thời hạn 90 ngày

Trong thời hạn 90 ngày kể từ khi doanh nghiệp được thành lập, bạn phải góp đầy đủ số vốn điều lệ đã đăng ký hoặc tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ. Các doanh nghiệp không góp đủ số vốn đã cam kết trong vòng 90 ngày có thể bị xử phạt trong trường hợp cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất.

Lưu ý: Thủ tục tăng vốn điều lệ được xét duyệt khá nhanh chóng và đơn giản, tỷ lệ xét duyệt cao. Trong khi đó, thủ tục giảm vốn điều lệ phức tạp hơn nhiều và tỷ lệ được duyệt khá thấp.

Ảnh hưởng đến cam kết trách nhiệm của công ty

Doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ quá thấp không chỉ ảnh hưởng đến sự tin tưởng của khách hàng, đối tác mà còn giảm khả năng vay vốn từ ngân hàng. Vốn điều lệ quá cao lại kéo theo cam kết trách nhiệm về tài sản cao hơn.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ. Do vậy, bạn nên đăng ký số vốn điều lệ sao cho phù hợp với năng lực tài chính và quy mô của công ty.

Theo khoản 34 Điều 4, Khoản 2.c Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ do doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm (kể cả các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp cũng chỉ cần kê khai đủ mức vốn quy định mà không cần chứng minh hay xác nhận nguồn vốn thực tế).
Căn cứ vào nhu cầu hoạt động như: mức hợp đồng ký kết với đối tác, sự tham gia vào dự án, số vốn phải ký quỹ đối với một số ngành đặc thù, mức thuế môn bài muốn đóng mà doanh nghiệp lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý, phù hợp và tính đến tính chịu trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp/công ty khi cam kết mức vốn của mình.
Thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với cá nhân thành lập công ty có thể lựa chọn góp vốn bằng hình thức hoặc chuyển khoản vào tài khoản của công ty. Tuy nhiên, đối với tổ chức là thành viên/cổ đông công ty thì việc góp vốn phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản vốn góp vào tài khoản của công ty có đăng ký với cơ quan đăng ký doanh nghiệp (Tham khảo quy định tại Nghị định 222/2013/NĐ – CP và Thông tư 09/2015/BTC ngày 29/01/2015).

Theo quy định của pháp luật, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định trừ trường hợp thành viên, cổ đông không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày thì công ty phải hoạt động đủ 02 năm mới có thể đăng ký giảm vốn điều lệ cùng một số điều kiện nhất định. Do đó, công ty nên cân nhắc mức vốn khi kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ thành lập công ty để đảm bảo việc góp vốn cũng như cân bằng lợi ích các thành viên/cổ đông trong công ty.”

3.5 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Bạn cần phải xác định cá nhân đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp để phụ trách các công việc liên quan đến ký giấy tờ hay chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty.

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà cá nhân đại diện theo pháp luật của công ty có thể là giám đốc, chủ tịch Hội đồng thành viên hay chủ tịch Hội đồng quản trị. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mức vốn tối thiểu mà người đại diện theo pháp luật sở hữu, theo đó:

  • Một cá nhân có thể là đại diện theo pháp luật của nhiều công ty khác nhau.
  • Người đại diện theo pháp luật có thể tự mình góp vốn hoặc được thuê làm người đại diện.
tư vấn thành lập công ty

Những nội dung cần được tư vấn khi thành lập công ty.

3.6 Địa chỉ công ty

Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp phải chính xác, đầy đủ thông tin 4 cấp và được đặt tại nhà đất, chung cư văn phòng (trụ sở đặt ở chung cư phải có giấy tờ chứng minh phần diện tích đăng ký hoạt động được sử dụng với mục đích thương mại), không được đặt ở nhà tập thể hay khu chung cư dùng để ở.

Một số doanh nghiệp đặt trụ sở một nơi nhưng lại hoạt động kinh doanh ở nơi khác, nhưng trên thực tế bạn nên đặt trụ sở kinh doanh ngay tại nơi hoạt động. Đồng thời, treo biển đầy đủ tại trụ sở công ty để tránh bị khóa mã số thuế do không hoạt động tại trụ sở, căn cứ theo Điều 42, Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Điều 42. Trụ sở chính của doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 2020

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”

4. Dịch vụ tư vấn thành lập công ty Thuế Quang Huy

Thuế Quang Huy là một trong những đơn vị tư vấn pháp lý hàng đầu hiện nay, với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và có năng lực chuyên môn cao. Thế mạnh của Thuế Quang Huy chính là dịch vụ tư vấn thành lập công ty, đảm bảo tiết kiệm thời gian, rút ngắn chi phí, tư vấn và hỗ trợ đầy đủ để các doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động, tránh các rủi ro liên quan đến pháp lý. Bên cạnh đó, chúng tôi còn luôn cam kết với khách hàng:

  • Miễn phí tư vấn 24/7, giải đáp 100% các thắc mắc của khách hàng về thông tin dịch vụ đầy đủ.
  • Tư vấn mọi thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh và các thủ tục, hồ sơ cần thiết.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đăng ký.
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và bàn giao lại kết quả.
  • Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.
  • Chi phí ưu đãi và cạnh tranh nhất trên thị trường.
tư vấn thành lập công ty

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty Thuế Quang Huy.

5. Những câu hỏi thường gặp

Vốn điều lệ có tác động như thế nào đến công ty?

  • Tỷ lệ được duyệt vay vốn ngân hàng
  • Khả năng góp vốn trong thời gian 90 ngày
  • Vốn điều lệ cao khó làm thủ tục giảm số vốn
  • Vốn điều lệ cao đồng nghĩa với cam kết trách nhiệm cao và nhiều rủi ro

Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần?

Số lượng thành viên trong công ty cổ phần tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng thành viên góp vốn. Đây là điều kiện đầu tiên bạn cần nắm rõ khi thành lập công ty cổ phần. Ngoài ra, còn phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Vốn điều lệ
  • Tên doanh nghiệp
  • Địa chỉ đặt trụ sở chính
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh
  • Người đại diện pháp luật ứng với chức danh theo quy định

Tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, trong một số trường hợp bạn cần điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại, đó là lúc nên thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh có thể thay đổi nên bạn không cần quá lo lắng trước khi thành lập doanh nghiệp.

Thuế Quang Huy sẽ tư vấn miễn phí các thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh với chi phí chỉ từ 500.000 đồng.

Khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì?

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với số lượng cổ đông và thành viên
  • Tra cứu trước khi đặt tên công ty để tránh nhầm lẫn, trùng lặp
  • Đăng ký mã ngành, chi tiết mã ngành đúng và đầy đủ
  • Vốn điều lệ đăng ký cần phù hợp với quy mô và năng lực tài chính của doanh nghiệp
  • Người đại diện pháp luật của công ty cần phù hợp với các quy định hiện hành
  • Địa chỉ trụ sở chính có chức năng kinh doanh, thương mại, xác thực tại lãnh thổ Việt Nam

Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại đâu?

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

tư vấn thành lập công ty

Một số câu hỏi thường gặp.

Nếu đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp mà chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các đơn vị tư vấn thành lập công ty. Liên hệ ngay với Thuế Quang Huy để được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ các vấn đề liên quan.

Thông tin liên hệ: Thuế Quang Huy – Chuyên dịch vụ thành lập doanh nghiệp và kế toán thuế
Address: 392 Nguyễn Thị Đặng, Khu phố 1, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí
Phone: 0917371518
Email: thuequanghuy2022@gmail.com
TIN: 0310872709
Website: https://thuequanghuy.com/
Google Map CID: https://www.google.com/maps?cid=8491981787229305908

 

Hãy gọi

0917371518

Thuế Quang Huy - Luôn đồng hành cùng bạn

Nhận tư vấn ngay bây giờ

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận