- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Thành lập doanh nghiệp được nhận định là bước đầu quan trọng nhất nếu bạn muốn hoạt động trong một lĩnh vực nhất định. Vậy, lý do tại sao phải thành lập doanh nghiệp? Cần phải lưu ý những gì và quy trình thành lập sẽ diễn ra như thế nào? Bài viết dưới đây của Thuế Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc trên.
Công ty là một loại hình doanh nghiệp, được thành lập bởi một tổ chức hoặc cá nhân, và được pháp luật Việt Nam công nhận là một loại hình kinh doanh.
Căn cứ theo các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, dưới đây là 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại:
4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam.
Tại sao phải thành lập doanh nghiệp? Trên thực tế, việc thành lập doanh nghiệp sẽ giúp bạn sẽ nhận được rất nhiều các lợi ích như sau:
Việc thành lập doanh nghiệp riêng sẽ giúp các công ty có tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch, được đăng ký giấy chứng nhận theo đúng các quy định của pháp luật. Nhiều người vẫn thắc mắc nếu không thành lập doanh nghiệp thì có được phép kinh doanh không? Câu trả lời là được, nhưng không phải các cá nhân, tổ chức hay ngành nghề nào cũng có thể tiến hành kinh doanh.
Bên cạnh đó, một số lĩnh vực kinh doanh còn yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì công ty mới được phép hoạt động độc lập. Việc không thành lập công ty riêng sẽ khiến việc kinh doanh của bạn trở nên khó khăn, không thể phát triển lâu dài và lớn mạnh.
Xem thêm:
Chỉ khi thành lập các doanh nghiệp riêng thì chủ công ty mới có mã số doanh nghiệp, mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới tư cách pháp nhân. Lúc này nhà nước mới công nhận doanh nghiệp đã có vốn, được quyền kinh doanh các lĩnh vực đã đăng ký.
Điều này sẽ giúp các công ty gia tăng sự uy tín khi hoạt động giao dịch, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Thực tế, các đối tác và khách hàng thường sẽ chỉ đồng ý thực hiện giao dịch khi hóa đơn đã được xuất trình đầy đủ. Các chủ doanh nghiệp chỉ được phép xuất hóa đơn sau khi đã thành lập công ty, còn các cá nhân riêng lẻ không thể thực hiện công việc này.
Một lợi ích nữa khi thành lập công ty là chủ doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức khác. Việc góp vốn này sẽ được chứng minh bởi các cơ quan nhà nước, nên các cá nhân và tổ chức góp vốn sẽ được đảm bảo hoàn toàn về quyền và nghĩa vụ.
Tại sao phải thành lập doanh nghiệp? Một trong những lợi ích rõ ràng nhất là việc thành lập công ty sẽ giúp minh bạch hơn về cơ cấu tổ chức, rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các thành viên góp vốn, được quy định rõ ràng ở Luật Doanh nghiệp năm 2020.
5 lợi ích khi thành lập doanh nghiệp.
Bên cạnh những lợi ích mà việc thành lập công ty mang lại thì quy trình này cũng tương đối phức tạp và khó khăn, đòi hỏi nhiều giấy tờ và thủ tục. Dưới đây là một số vấn đề các doanh nghiệp cần lưu ý khi thành lập công ty:
Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức, công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều kiện của nhà đầu tư là phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không phải là các đối tượng bị cấm thành lập công ty theo quy định của pháp luật.
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay là công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân. Tùy vào điều kiện, vốn điều lệ và quy mô của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn loại hình phù hợp nhất.
Tên công ty chính là thương hiệu riêng của doanh nghiệp, gây ấn tượng với khách hàng. Chình vì vậy, bạn cần lựa chọn những cái tên ngắn gọn, dễ nhớ và mang tính biểu tượng cao.
Tên công ty theo quy định hiện nay phải bao gồm 2 thành tố, đó là tên riêng và loại hình doanh nghiệp. Tên công ty không được trùng lặp hay dễ gây hiểu nhầm với những doanh nghiệp khác, không được chứa các ký tự phản cảm hay trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Vốn điều lệ được định nghĩa là tổng số vốn mà các thành viên góp vào công ty trong thời hạn đã cam kết. Không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu, trừ các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện hoặc có số vốn pháp định. Trong các trường hợp còn lại, bạn sẽ được quyết định hoàn toàn số vốn góp vào công ty.
Trước khi thành lập doanh nghiệp, hãy tham khảo Hệ thống mã ngành nghề kinh tế của Việt Nam. Bạn có thể tự do lựa chọn các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống này, và cần nắm được các lĩnh vực bị cấm đăng ký kinh doanh.
Địa chỉ trụ sở chính phải đầy đủ và rõ ràng, vì đây chính là nơi diễn ra các giao dịch giữa doanh nghiệp và đối tác. Bạn cần lưu ý rằng một số chung cư, tòa nhà chỉ được dùng để ở, không được dùng vào mục đích kinh doanh nên cần tránh đặt trụ sở chính ở các địa điểm này.
Những lưu ý khi thành lập công ty.
Nếu bạn chưa biết quy trình thành lập công ty sẽ trải qua những bước nào thì dưới đây là các thủ tục cần thực hiện khi thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Thuế Quang Huy:
Bước 1: Hoàn thiện việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi đã tiếp nhận đầy đủ các thông tin từ khách hàng, Thuế Quang Huy sẽ tư vấn cho các bạn những điều cần biết khi thành lập công ty. Thuế Quang Huy có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ để cho khách hàng ký tên trong thời gian 1 ngày làm việc.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
Thuế Quang Huy sẽ đại diện cho khách hàng để nộp toàn bộ hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thời gian để hồ sơ được duyệt và cấp phép là 3 ngày làm việc.
Bước 3: Tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
Thuế Quang Huy sẽ trực tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi hồ sơ được Phòng Đăng ký kinh doanh duyệt.
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi đã tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Thuế Quang Huy sẽ đại diện doanh nghiệp công bố trên Cổng thông tin Quốc gia về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời hạn để được Sở Kế hoạch và Đầu tư công bố nội dung là 30 ngày kể từ khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp.
Bước 5: Khắc dấu doanh nghiệp
Thuế Quang Huy sẽ thay mặt cho doanh nghiệp làm con dấu, và bàn giao lại ngay khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 6: Bàn giao lại hồ sơ
Sau khi được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu, Thuế Quang Huy sẽ bàn giao lại tất cả các hồ sơ cho doanh nghiệp tại địa chỉ yêu cầu.
Bước 7: Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công việc cần thiết sau khi thành lập
Nếu không thực hiện đầy đủ các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp thì rất dễ vi phạm Luật quản lý thuế, từ đó phải nhận các khoản phạt không mong muốn. Trong dịch vụ tư vấn doanh nghiệp, Thuế Quang Huy sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn thực hiện đầy đủ để tránh các rủi ro không đáng có.
Quy trình thủ tục thành lập công ty.
Các thông tin trên đây chắc hẳn đã trả lời cho bạn biết tại sao phải thành lập doanh nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ thành lập công ty, Thuế Quang Huy sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất.
Nhận tư vấn ngay bây giờ