- Thời gian làm việc: 03 ngày.
- Tư vấn: Tên công ty, Địa chỉ, Ngành nghề, Vốn.
- Giấy phép kinh doanh
- Con dấu tròn công ty
- Đăng bố cáo thành lập.
- Mở TK ngân hàng.
- Miễn phí dịch vụ kế toán 02 tháng
Vốn là yếu tố quan trọng mà nhiều cá nhân, tổ chức thường quan tâm trước khi bắt đầu việc kinh doanh và mở công ty. Một câu hỏi được đặt ra là thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn? Có sự khác biệt về vốn giữa các ngành nghề kinh doanh không? Mời các bạn đón đọc bài viết sau đây cùng Thuế Quang Huy để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên nhé.
Chưa có quy định cụ thể về vốn tối thiểu thành lập công ty.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 chưa có quy định về mức vốn tối thiểu để thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên bạn cần chú ý đến ngành nghề kinh doanh của công ty vì có một số lĩnh vực yêu cầu về mức vốn pháp định.
Xem thêm:
Công ty cổ phần cần có 3 cổ đông trở lên.
Căn cứ vào Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp mà trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Có tối thiểu 03 cổ đông trở lên tham gia và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
- Cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp chỉ trong phạm vi số vốn mình đã góp vào công ty cổ phần và có quyền tự do chuyển nhượng số cổ phần này cho người khác (trừ trường hợp quy định ở Điều 120 và Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020)
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có quyền phát hành trái phiếu, cổ phiếu cũng như các loại chứng khoán khác của công ty.
Khi đăng ký thành lập công ty cổ phần, các cổ đông có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản của mình.
Đối với hình thức góp vốn bằng tiền mặt, các cổ cổ đông có thể góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chọn phương án chuyển khoản vào tài khoản công ty, sau khi mà công ty đã đăng ký tài khoản tại các ngân hàng thương mại.
Còn đối với hình thức góp vốn bằng tài sản, thành viên của công ty phải tiến hành thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty theo các quy định của pháp luật.
Một điểm lưu ý ở đây là khi công ty cổ phần có bất kỳ thay đổi nào về vốn điều lệ trong quá trình hoạt động như tăng giảm vốn điều lệ, thì công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp ở cơ quan đăng ký kinh doanh nơi mà công ty đặt trụ sở chính.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán.
Căn cứ vào Điều 112, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Ví dụ: Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần X đăng ký bán 400.000 cổ phần, mỗi cổ phần mệnh giá 10.000 vnđ và được cổ đông đăng ký mua 300.000 cổ phần. Như vậy mức vốn điều lệ của công ty cổ phần X sẽ là 300.000 cổ phần x 10.000 vnđ = 3.000.000.000 vnđ.
Theo Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn là 90 ngày tính từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp trong Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
Nếu sau thời hạn này mà công ty vẫn không góp đủ số vốn góp thì trong thời hạn 30 ngày, công ty phải tiến hành làm thủ tục giảm vốn điều lệ; đồng thời làm thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông trong trường hợp có cổ đông không tham gia góp vốn nữa hoặc không góp đủ.
Vốn pháp định của công ty cổ phần được quy định theo từng ngành nghề.
Vốn pháp định của công ty cổ phần là mức vốn tối thiểu được pháp luật quy định theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhất định. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đủ mức vốn tối thiểu này trước khi đăng ký thành lập công ty cổ phần thì mới đúng theo pháp luật và được phép hoạt động bình thường. Ví dụ:
Vốn ký quỹ là một hạn mức tiền mặt thực tế được ký quỹ trong ngân hàng.
Vốn ký quỹ của công ty cổ phần hay vốn pháp định là một hạn mức tiền mặt thực tế được ký quỹ trong ngân hàng để đảm bảo cho hoạt động của công ty. Mức vốn ký quỹ cũng được quy định tùy thuộc vào loại ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ:
Chỉ có những công ty có liên quan đến nước ngoài mới có vốn góp nước ngoài.
Vốn góp nước ngoài trong công ty cổ phần là phần vốn góp thuộc về cá nhân/tổ chức nước ngoài đầu tư vào công ty cổ phần Việt Nam theo tỷ lệ nhất định hoặc cũng có thể góp vốn toàn bộ để thành lập công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài. Chỉ có những công ty có liên quan đến nước ngoài mới có loại vốn này.
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Thuế Quang Huy.
Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập công ty cổ phần và gặp khó khăn trong các bước thủ tục thành lập công ty cổ phần thì dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần của Thuế Quang Huy sẽ là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Khi sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tại Thuế Quang Huy bạn sẽ nhận được những hỗ trợ sau:
Những câu hỏi thường gặp.
Bạn hoàn toàn có thể tăng vốn điều lệ sau khi thành lập công ty cổ phần bằng cách chào bán cổ phần. Căn cứ Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020, chào bán cổ phần là việc tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và có thể thực hiện theo các hình thức như:
Sau khi hoàn thành đợt bán cổ phần, công ty cổ phần cần thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn là 10 ngày theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bình thường không nằm trong danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp được toàn quyền quyết định mức vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty cổ phần. Ngược lại, với trường hợp công ty kinh hoạt động các ngành nghề được pháp luật quy định mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật trước khi thành lập công ty.
Hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc doanh nghiệp phải chứng minh nguồn vốn khi thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên khi kê khai nguồn vốn thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm góp đủ số vốn điều lệ trong thời hạn 90 tính từ ngày nhận Giấy đăng ký thành lập công ty. Trường hợp không góp đủ vốn thì doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký giảm vốn điều lệ. Nếu như doanh nghiệp không thực hiện đúng như quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng căn cứ theo Khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Trong thời hạn 30 kể từ ngày kết thúc thời hạn được yêu cầu phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua khi thành lập công ty. Nếu không góp đủ số vốn điều lệ như đăng ký thì phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ. Đồng thời, nếu như có cổ đông không góp mặt hoặc không góp đủ phải làm thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông, chi tiết như sau:
Một số ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định như:
Trên đây là toàn bộ những thông tin để giải đáp cho câu hỏi thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào liên quan đến vốn hoặc những nội dung khác liên quan đến công ty cổ phần thì hãy liên hệ ngay với Thuế Quang Huy để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Nhận tư vấn ngay bây giờ